Ai đã từng về đến miền Tây chắc hẳn đã nghe qua câu thơ:
“Ô môi rụng cánh ngoài sân.
Mấy mùa hoa nở mấy năm đợi chờ…”.
(Mùa hoa ô môi)
Cây ô môi giống như hình ảnh không thể thiếu của người miền Tây chân chất thật thà. Không chỉ dừng lại ở đó, quả ô môi còn được sử dụng rất nhiều trong Y học cổ truyền điển hình là làm cao và ngâm rượu. Trong bài viết này ngamruoutaybac.com sẽ hướng dẫn cách ngâm rượu ô môi ngon và chuần nhất. Cùng theo dõi và tìm hiểu nhé.
Xem thêm cách ngâm rượu tại:
Quả ô môi – công dụng đã được đông Y chứng minh
Cây ô môi chủ yếu được trồng ở Nam Bộ, ở phía Bắc khá xa lạ với loại cây này. Tuy nhiên ô môi lại là vị thuốc Đông Y giúp kích thích tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đau lưng, nhức mỏi xương khớp và chữa tiêu chảy, kiết lỵ. Cách ngâm rượu ô môi là cách dùng đơn giản và phổ biến nhất hiện nay.
Tên khoa học: Cassia grandis
Họ: Fabaceae
Tên gọi khác: Cây cốt khí cây bọ cạp nước, cây quả canhkina
Đặc điểm: Ô môi là một loại thực vật họ Đậu. Cây thân nhẵn có màu nâu đen, cây trưởng thành cao khoảng 10-20m. Cây có nhiều cành và nhánh, mọc ngang thẳng. Cành non có màu như màu rỉ sắt và có lớp lông mịn bao quanh.
Lá ô môi có hình lông chim, có từ 8-20 đôi lá phụ. Lá tròn ở 2 đầu, mặt lá phủ nhiều lông mịn, gan nổi lên rõ rệt và có màu xanh sáng bóng.
Vào tháng 2, tháng 3 hằng năm ô môi bắt đầu ra hoa. Hoa có màu hồng tươi, mọc ngay ở vị trí lá đã rụng. Hoa mọc thành chùm như hoa phượng nhưng lại buông thoãng xuống giống hoa muồng hoàng yến.
Quả là bộ phận dùng chính của cây ô môi. Cách ngâm rượu ô môi sẽ sử dụng thành phần này là chủ yếu. Quả ôi môi hình trụ, dẹt khoảng 40-60cm. Quả cong như lưỡi niềm và có màu nâu đen như quả phượng chín.
Ruột quả ô môi chứa khoảng 45-60 ô nhỏ, mỗi ô đều có một hạt nhỏ hình bầu dục, tròn, có màu vàng và rất cứng. Bao xung quanh hạt là phần thịt có màu nâu đen, vị ngọt hơi chát đắng và mùi rất hắc. Khoảng từ tháng 5 đến tháng 10 sẽ đậu quả.
Thành phần hóa học trong quả Ô môi
- Tinh dầu
- Antraglucozit
- Tanin
- Chất nhựa
- Canxi oxalat
- Gluxit
- Chất nhầy
- Saponin
Ô môi có tác dụng gì?
Theo Đông Y, quả ô môi có vị ngọt, hơi đắng, mùi hăng đặc trưng. Phần thịt (hay còn gọi phần cơm – có màu nâu đen) của quả ô môi có nhiều lợi ích với sức khỏe như:
- Hỗ trợ chữa các bệnh đau nhức xương khớp, đau lưng, mỏi gối
- Kích thích hệ tiêu hóa
- Giúp ăn uống ngon miệng, tăng cảm giác thèm ăn
- Hỗ trợ điều trị hắc lào, ghẻ ngứa, điều trị viêm da
- Thông tiện, nhuận tràng và điều trị kiết lỵ.
Ngoài cách ngâm rượu ô môi từ quả, thì lá và vỏ thân cũng là 2 bộ phận của cây được sử dụng để điều trị vết thương do rết, bọ cạp, rắn cắn…Bài thuốc này phổ biến nhất ở Campuchia.
Ngoài làm thuốc và ngâm rượu, người miền Tây còn coi đây là món ăn vui giải trí. Họ nói với nhau rằng “ăn ô môi không thể ăn vội, phải ăn từ từ nhấm nhấp thì mới thấm hết được cái vị đồng quê của nó”.
Vỏ quả ô môi cứng như vỏ quả phượng già, để ăn được phần thịt bên trong sẽ phải dùng dao hoặc kéo cạo và róc 2 bên sườn quả. Đến khi chỉ chừa lại cái khung xương của quả thì dùng tay ấn cho hạt ô môi trượt ra. Cho luôn vào miệng để cảm nhận vị vừa đắng vừa ngọt ngay đầu lưỡi. Lại thêm cái vị vừa nồng vừa lại vừa thơm. Đủ thứ vị đồng quê tựu trong lại trong thứ quả dân dã này.
Người miễn Tây khi xa quê người ta nhớ đến Ô môi như nhớ đến đồng quê, nhớ kỷ niệm tuổi thơ của biết bao thế hệ.
Cách ngâm rượu ô môi tốt cho sức khỏe
Ô môi không chỉ ăn chơi, ăn vui với nhau mà ô môi còn được dùng để làm thuốc theo 2 cách làm cao hoặc ngâm rượu. Ngâm rượu ô môi đơn giản nên được nhiều người ưa chuộng.
Nguyên liệu ngâm rượu ô môi
- 3-4 quả ô môi đã chín già
- 1 lít rượu nếp trắng ngon từ 30 đến 40 độ
- Bình thủy tinh để ngâm rượu
Với chừng ấy nguyên liệu kể trên đã đủ để có bình rượu ô môi ngon và đầy đủ dưỡng chất.
Cách ngâm rượu ô môi
Bước 1. Quả ô môi chín bỏ hạt và vỏ, chỉ lấy phần cơm (phần thịt) có màu đen bao xung quang phần hạt.
Bước 2. Cho phần thịt quả ô môi vào bình và đổ rượu vào. Đảm bảo rượu ngập hết ô môi.
Sau cùng đậy thật kín nắp và bảo quản ở nơi sạch sẽ thoáng mát, tránh không khí, vi khuẩn, vi trùng xâm nhập vào làm hỏng vị rượu.
Với cách ngâm rượu ô môi này sẽ ngâm trong khoảng 30 ngày là dùng được. Rượu có thời gian ngâm càng lâu uống sẽ càng ngon và nhiều chất.
Bên trong quả ôi môi ngoài đường còn có nhiều chất như saponin, tinh dầu, tanin…đây cũng là lý do vì sao người dùng có thể cảm nhận được nhiều vị khác nhau từ loại quả này như thế.
Cách sử dụng hạt ô môi ngâm rượu
Gọi là hạt nhưng thực chất chỉ là phần thịt bên ngoài hạt. Ai cũng biết đến những lợi ích mà rượu ô môi mang lại. Tuy vậy phải sử dụng đúng cách và đúng liều lượng mời cho hiệu quả tốt.
- Chỉ sử dụng không quá 60ml rượu ô môi mỗi ngày.
- Uống trước khi ăn bữa chính để bồi bổ sức khỏe và đạt hiệu quả nhất
- Không làm dụng và uống quá nhiều mỗi ngày.
Đối với những người đang có bệnh lý nên hoặc đang điều trị bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng.
Quả ô môi ngâm rượu có tác dụng gì?
Nếu nghĩ rằng ngâm rượu ô môi chỉ để uống vui giải trí thì chưa hẳn đã đúng. Rượu ô môi có rất nhiều tác dụng, điển hình như:
- Hỗ trợ điều trị và phòng đau thấp khớp
- Kích thích tiêu hóa, giúp ăn ngon miệng hơn, ngủ ngon hơn
- Giúp trị đau xương, đau lưng ở người cao tuổi
Rượu ô môi sau khi sử dụng nên để ở nơi thoáng mát và khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Cũng đừng quên sử dụng rượu ô môi đúng cách để phát huy tác dụng tốt nhất.
Cách làm cao ô môi
Như đã nói, ô môi có 2 cách sử dụng chính là làm cao và ngâm rượu ô môi. Nếu số lượng ô môi quá nhiều ngâm rượu không hết có thể dùng để làm cao sử dụng dần.
Cách làm cao ô môi cũng không quá khó.
- Bước 1. Ô môi sau khi hái về sẽ cạo lớp vỏ bên ngoài và lấy phần cơm quả (cũng là phần dùng để ngâm rượu.
- Bước 2. 1kg cơm quả ngâm cùng 1 lít nước. Sau đó lọc lấy nước rồi chắt phần cơm quả ô môi ra ngâm cùng với 1 lít nước nước.
- Bước 3. Gom 2 lần nước lại (bỏ bã) rồi nấu bằng lửa nhẹ cho đến khi nước này đặc lại thành dạng keo mềm.
Keo đổ ra bát hoặc hộp để nguội sau đó định hình là có thể sử dụng được. Cao ô môi cũng có các tác dụng như điều trị nhưng mòi đau lưng, kích thích tiêu hóa và nhuận tràng.
Với cao ô môi nên 2 lần mỗi ngày, mỗi lần từ 4-8g là tốt nhất. Cũng không nên sử dụng nhiều quá để tránh tác dụng phụ.
Một số tác dụng phụ khi sử dụng rượu hoặc cao ô môi
Ngâm rượu ô môi hoặc cao ô môi khi sử dụng thường xuyên có thể gây ra một số tác dụng phụ như
- Choáng váng đầu óc
- Gây say
- Buồn ngủ
- Đỏ mặt
Nếu các triệu chứng này xuất hiện và mất đi luôn thì không cần quá lo lắng. Trong trường yếu tình trạng này kéo dài nên đi kiểm tra ở các cơ sở y tế.
Một số lưu ý khi sử dụng rượu ô môi
Mặc dù là dược liệu tự nhiên ngâm rượu, ngâm rượu ô môi cũng có nhiều lợi ích với sức khỏe tuy vậy không phải ai cũng sử dụng được. Một số người dưới đây không nên sử dụng rượu cũng như cao ô môi:
- Trẻ em, phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú
- Người có hệ thống miễn dịch yếu, nhất là người cao tuổi nên tham khảo ý kiến bác sĩ
- Người đang điều trị các bệnh về gan, dạ dày cũng không nên dùng
Dù sao rượu ô môi cũng là đồ uống có cồn, vì thế ngoài người sức khỏe tốt bất cứ ai có ý định sử dụng đều nên cân nhắc.
Một số bài thuốc khác từ quả ô môi
Ngoài cách ngâm rượu ô môi mộc vị còn có một số cách sử dụng khác của quả ô môi mà tùy vào mục đích và điều kiện có thể sử dụng.
Bài thuốc chữa đau thấp khớp
- 50g vỏ ô môi
- 100g dây đau xương
- 100g cốt toái bổ
- 30g nhục quế
Tất cả các nguyên liệu trên ngâm cùng 1lit rượu (30-40 độ) trong khoảng 15-20 ngày là sử dụng được. Cách sử dụng tương tự như ngâm rượu ô môi mộc vị.
Bài thuốc chữa ngứa da, hắc lào và lang ben
Lá ô môi giã nát ngâm với rượu theo tỷ lệ 1/1 hoặc giã nát xát tại chỗ. Có thể bôi vài lần mỗi ngày, vết ngứa, lang hen hay hắc lào sẽ nhanh chống được chữa khỏi.
Trên đây là một số bài thuốc, cách làm cao và ngâm rượu ô môi. Hi vọng ngamruoutaybac.com đã mang đến cho bạn đọc những thông tin bổ ích và mới mẻ về loại dược liệu này.
Không chỉ ô môi mà bất kỳ dược liệu tự nhiên nào cũng đều nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng. An toàn cho bản thân và cho cả gia đình nhé.
Chúc các bạn ngâm rượu ô môi thành công!
Xem thêm
2 cách ngâm rượu đinh lăng tươi và khô, cùng các công dụng
2 cách ngâm rượu mú từn bổ dưỡng và chữa yếu sinh lý
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.