Rượu là loại đồ uống có cồn và thường được cho là không tốt. Tuy vậy nếu sử dụng đúng cách sẽ phát huy được nhiều lợi ích với sức khỏe. Cách sử dụng phổ biến nhất là ngâm rượu cùng với thảo dược, hoa quả hoặc sâm… Ngâm rượu thảo dược đang khá khổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Chi phí có không quá cao mà lại dễ sử dụng, cách ngâm cũng đơn giản. Trong bài viết này ngamruoutaybac.com sẽ hướng dẫn một số cách ngâm rượu thảo dược tốt cho sức khỏe dễ dàng làm tại nhà.
Xem thêm cách ngâm rượu tại:
Ngâm rượu thảo dược là gì?
Trong kho tàng hệ thống đồ uống Việt Nam cái tên rượu thuốc không còn xa lạ. Rượu thuốc chính là cách gọi khác của Rượu thảo dược với khả năng cường dương và bổ âm.
Rượu là sự kết hợp của rượu trắng cùng các nguyên liệu thảo dược có mang dược tính theo các phương pháp cổ truyền. Ở nước ta rượu thảo dược không chỉ giúp tăng hương vị mà còn được sử dụng nhiều như một loại thuốc.
Theo Đông Y, rượu thảo dược có nhiều công dụng như chữa đau nhức xương khớp, kiện gân cốt, bổ thận tráng dương và tăng cường sức khỏe. Ngày nay, thay vì bỏ một số tiền lớn để mua rượu ngâm sẵn, nhiều người đã chọn cách tự ngâm vừa tiết kiệm chi phí vừa đảm bảo được chất lượng nguyên liệu đầu vào.
Cách ngâm rượu thảo dược tốt cho sức khỏe
Ngâm rượu thảo dược sử dụng trực tiếp cho sức khỏe nên không thể làm qua loa. Từ chuẩn bị nguyên liệu đến các bước tiến hành đều phải đảm bảo thì rượu mới đạt chất lượng. Tùy vào sở thích và cơ địa của mỗi người mà chọn loại thảo dược ngâm rượu phù hợp. Dưới đây là 4 công thức ngâm rượu thảo dược được sử dụng rộng rãi và rất bổ dưỡng. Bạn có thể tham khảo và tiến hành thực hiện theo.
Ngâm rượu đinh lăng – tăng cường sức khỏe
Đinh lăng từng được ví như nhân sâm của người Việt. Không chỉ sử dụng như một loại gia vị, rau thơm trong đời sống hằng ngày mà đinh lăng còn là vị thuốc quý của Đông Y. Toàn bộ cây Đinh lăng được tận dụng toàn bộ để ngâm rượu hoặc làm thuốc. Ngâm rượu thảo dược từ Đinh lăng tốt nhất từ củ. Củ tươi hay củ khô đều được.
Ngày nay ngoài cách ngâm truyền thống đơn thuần, nhiều nghệ nhân cũng sáng tạo củ Đinh lăng thành nhiều hình thù khác nhau để gia tăng giá trị.
Củ ngâm rượu phải là loại củ của cây Đinh lăng lá nhỏ có tuổi đời từ 3 đến 5 năm thì mới có giá trị về mặt dược liệu. Do vậy khi mua của ngoài thị trường cần chú ý, tránh mua phải hàng “dỏm” sẽ không mang lại giá trị.
Cách ngâm rượu đinh năng thực hiện như sau
Bước 1. Sơ chế củ Đinh lăng
Củ tươi. Sẽ đem rửa hết bùn đất bám bên ngoài và cạo sạch vỏ nhất ở phần cuối của củ để phần phôi tiết ra dễ dàng hơn mà rượu cũng không bị tanh. Có thể để nguyên củ hoặc thái lát tùy sở thích.
Củ khô. Củ tươi sau khi mua về sẽ đem rửa sạch và thái lát sau đó phơi dưới nắng to 5 đến 6 ngày và sao vàng trên lửa to từ 5-7 phút. Trong quá trình sao sẽ vảy hoặc dùng bình xịt nước gạo sạch lên. Trong trường hợp mua được củ Đinh lăng khô bước sơ chế này có thể bỏ qua.
Bước 2. Cho Đinh lăng đã sơ chế ở bước 1 vào bình và đổ rượu cho đến khi ngâm hết củ. 1kg của tươi sẽ ngâm cùng 3-4 lít rượu. Trong khi đó 1kg củ khô có thể ngâm được từ 10 lít đến 12 lít.
Bước 3. Ngâm rượu thảo dược từ củ Đinh lăng sẽ được cần thời gian ngâm ít nhất là 30 ngày với củ tươi và 3 tháng với củ khô. Trong suốt quá trình ngâm ủ phải đảm bảo nắp được đạy kín, nhiệt độ duy từ từ 25-28 độ. Nới đặt bình phải sạch sẽ và thoáng mát.
Rượu đinh lăng có rất nhiều lợi ích với sức khỏe như
- Nâng cao sức đề kháng và thể trạng, hỗ trợ đào thảo các độc tố bên trong cơ thể
- Cải thiện rõ rệt tình trạng viêm và đau nhức xương khớp
- Tăng cường chức năng sinh lý cho cả nam và nữ
- Chống độc, tiêu viêm, người thường xuyên bị mẩn ngứa nên sử dụng
Và rất nhiều các công dụng khác nữa. Các bài thuốc từ cây Đinh lăng cũng được áp dụng rất rộng rãi. Bởi vậy, không phải ngẫu nhiên Đinh lăng được mệnh danh là “nhân sâm của người Việt”.
Ngâm rượu cây tầm gửi
Cây tầm gửi là loại thực vật sống ký sinh trên thân cây khác. Tuy nhiên giá trị dược liệu của nó không đùa được. Trong tự nhiên có nhiều loại tầm gửi khác nhau, loại được sử dụng nhiều nhất vẫn là tầm gửi cây dâu, sau đó đến tầm gửi cây gạo, tầm gửi cây mít…
Cây tầm gửi sau khi thu hoạch về sẽ được rửa sạch, phơi sấy khô dùng làm thuộc. Nếu ngâm rượu thảo dược nên sử dụng loại tầm gửi cây dâu. Cây tầm gửi ngâm rượu thuốc cũng có thể sử dụng cây tươi hoặc cây khô. Về sự bổ dưỡng tương đương nhau, phụ thuộc vào điều kiện và sự tiện lợi mà có thể chọn loại ưng ý nhất.
Các bước tiến hành ngâm rượu tâm gửi
Bước 1. Sơ chế tầm gửi
Cây tươi. Sẽ đem rửa sạch để ráo nước. Tách lá riêng và cành riêng. Cành sẽ chặt nhỏ thành khoảng 4-6cm
Cây khô. Thông thường sẽ mua loại đã được chế biến sẵn để không mất thời gian sơ chế.
Bước 2. Xếp tầm gửi vào bình ngâm đã chuẩn bị từ trước. Lá xếp ở dưới, cành xếp lên trên. 1kg tầm gửi có thể ngâm cùng 0.5 lít rượu nếp trắng.
Bước 3. Đậy nắp kín và bảo quản kỹ càng như rượu Đinh lăng.
Ngâm rượu thảo dược từ cây tầm gửi cây dâu không mất quá nhiều thời gian. Với cây tươi ngâm trong khoảng 3 tháng, cây khô trong vòng 45 ngày là có thể bắt đầu sử dụng. Rượu đổ ngập phần tầm gửi từ 10cm đến 15cm là đạt.
Công dụng của rượu thuốc tầm gửi cũng rất phong phú: Rượu tầm gửi tốt cho gan, thận ngoài cách uống trực tiếp nhiều người cũng dùng rượu tâm gửi để xoa bóp giảm đau nhức xương khớp, đau lưng mỏi gối đặc biệt hay gặp ở người lớn tuổi.
Ngâm rượu thuốc sâm cau
Rượu sâm cau là một trong những bài thuốc nổi tiếng giúp tăng cường sức khỏe. Ở nhiều vùng khác nhau sâm cau sẽ có các tên gọi khác như: ngải cau, tiên mao, nam sáng toong,… Hai lợi ích nhắc nhiều nhất khi nói về rượu sâm cau là tăng cường sinh lực và cải thiện sức khỏe đặc biệt với nam giới.
Cách ngâm rượu sâm cau cũng rất đơn giản, không mất quá nhiều thời gian.Hiện nay trên thị trường có 2 loại sâm cau đỏ và đen. Ngâm rượu thảo dược từ sâm cau có thể ngâm củ tươi hoặc khô, thái lát hoặc nguyên củ đều được.
Các bước tiến hành như sau.
Bước 1. Sơ chế
Củ sâm cau tươi. Vì trong củ sâm cau vẫn chứa một lượng nhỏ độc tố. Nên sau khi mua về sẽ rửa sạch với nước sau đó ngâm trong nước gạo từ 2-3h để loại bỏ độc tố. Ngâm và rửa lại với nước cho đến khi thấy nước hết vẩn đục là được.
Củ sâm cau khô. Tùy vào nhu cầu và sở thích chọn loại cỏ loại nguyên củ và thát lát. Nên chọn mua ở những nơi uy tín để tránh lẫn tạp chất hoặc hàng kém chất lượng.
Bước 2. Cho sâm cau và rượu vào bình. Tỷ lệ với của tươi là 1kg sâm cau và 4 lít rượu. Với củ sâm khô là 1kg sâm cau và 10 lít rượu.
Rượu sâm cau ngâm ít nhất 3 tháng là có thể bắt đầu sử dụng được. Công dụng của rượu sâm cau ngoài tăng cường bồi bổ sức khỏe còn chữa các bệnh về da, người cao tuổi bị đau nhức xương khớp, cải thiện sinh lý cho phái mạnh và đặc biệt tốt cho người bị suy nhược cơ thể.
Ngâm rượu Hà thủ ô có dễ không?
“ Muốn cho đen tóc đỏ da – Rủ nhau lên núi tìm Hà thủ ô”. Được đi vào câu ca truyền từ đời này sang đời khác chắc hẳn giá trị của Hà thủ ô không phải “dạng vừa”.
Ở nước ta xuất hiện 2 loại là Hà thủ ô đỏ và Hà thủ ô trắng. Trong cuốn “Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam” tập 1 của Đỗ Huy Bích và cuốn “Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam” do Giáo sư Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi thì họ đều cho rằng hà thủ ô trắng và đỏ đều có công dụng và độ mạnh yếu như nhau.
Tuy nhiên, hiện nay người ta vẫn ưa chuộng dùng Hà thủ ô đỏ hơn. Dù là Hà thủ ô đỏ hay trắng cách ngâm rượu đều giống nhau. Hà thủ ô ngâm rượu thảo dược sẽ thường kết hợp với đỗ đen xanh lòng. Quy trình bao gồm các bước như sau:
Bước 1. Hà thủ ô và đỗ đen sau khi mua về sẽ kiểm tra kỹ lưỡng để loại bỏ những thành phần bị hư hỏng. Đối với Hà thủ ô nên mua ở những cơ ở uy tín để tránh mua nhầm sang Củ nâu. Vừa tốn tiền vừa không mang lại giá trị dưỡng chất.
Bước 2. Đỗ đen sẽ rang với lửa nhỏ cho đến khi dậy mùi hương thì lấy ra để nguội. Cho đỗ đen và hà thủ ô vào bình và đổ rượu vào sau đó đậy nắp kín.
Bước 3. Bảo quản rượu thuốc Hà thủ ô tương tự cách bảo quản 2 loại rượu trên. Thông thường ngâm rượu thảo dược hà thủ ô sẽ theo tỷ lệ 1.5kg hà thủ ô, 0.5kg đậu đen xanh lòng cùng 6-8lit rượu ngon.
Rượu hà thủ ô ngâm tối thiểu từ 3 đến 6 tháng mới có thể bắt đầu sử dụng. Lúc này rượu không chỉ ngon mà dưỡng chất đã thúc ra cũng nhiều hơn.
Công dụng của Rượu hà thủ ô không chỉ giúp đen tóc, đẹp da mà còn tốt cho hệ tim mạch, cải thiện tuần hoàn máu não. Cải thiện tiêu hóa, chống có thắt phế quản, giảm xơ cứng động mạch…
Lưu ý khi ngâm rượu thảo dược và cách dùng
Rượu thuốc (rượu thảo dược) ngày càng được tin dùng, đặc biệt với cánh mày râu. Tuy vậy, không phải cứ tốt thì dùng nhiều. Ngâm rượu thảo dược hay hoa quả cũng đều phải dùng hợp lý và đúng liều lượng thì mới phát huy hết tác dụng. Với rượu thảo dược khi dùng cần chú ý:
- Không được làm dụng, mỗi ngày không dùng quá 100ml, chia nhỏ thành nhiều bữa uống trong ngày
- Không uống khi bụng đói
- Tham khảo ý kiến của các bác sĩ trước khi sử dụng với người đang trong lộ trình điều trị bệnh của bác sĩ.
Rượu thảo dược không có chức năng thay thế thuốc chữa bệnh, còn tùy vào từng cơ địa của khác nhau mà hiệu quả nhanh hay chậm.
Lưu ý khi ngâm rượu thảo dược
Ưu điểm khi tự ngâm không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giúp kiểm soát nguyên liệu đầu vào tốt hơn. Tuy nhiên với những người mới ngâm lần đầu cần lưu ý một số yếu tố sau.
- Tất cả các dụng cụ để sơ chế như bình ngâm phải đảm bảo sạch và khô ráo
- Nên sử dụng loại rượu trắng từ 40-60 độ là tốt nhất. Ưu tiên sử dụng rượu nếp đã tinh lọc độc tố.
- Bình ngâm rượu phải là bình thủy tinh hoặc gốm sứ. Không sử dụng bình nhựa hoặc bình hợp kim inox để tránh quá trình ngâm rượu thúc ra các chất nguy hại cho cơ thể.
- Rượu thảo dược ngâm càng lâu sẽ càng bổ dưỡng và uống càng ngon.
Trên đây là 4 công thức ngâm rượu thảo dược được ưa chuộng và dùng phổ biến nhất. Tranh thủ thời gian cuối tuần và rảnh rỗi có thể ngâm một bình “thủ sẵn” trong nhà thi thoảng lấy ra nhâm nhi hoặc đãi khách. Vừa tốt cho sức khỏe vừa nâng cao tình cảm.
Xem thêm
Cách ngâm rượu chuối hột tốt cho sức khỏe
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.