Phật thủ là quả không còn xa lạ với bất ai. Phật thủ thường được thay thế cho bưởi trong mâm ngũ quả ngày Tết mang một ý nghĩ thiêng liêng. Phật thủ có màu sắc đẹp và hương thơm dễ chịu nên được yêu thích. Bên cạnh đó phật thủ còn có rất nhiều giá trị về dược liệu, đặc biệt khi dùng ngâm rượu. Cách ngâm rượu phật thủ có khó không? Làm thế nào để tận dụng được hết các công dụng của nó. Cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Cây phật thủ
Cây Phật thủ rất quen thuộc với người dân miền Trung, Nam của nước ta. Phật thủ còn được xem là sẽ mang lại nhiều tài lộc, may mắn và hạnh phúc đến với gia đình. Nên trong các dịp lễ, tết quan trong đặc biệt như tết Nguyên Đán, quả Phật thủ còn được dùng để bày mâm ngũ quả, dâng lên Gia tiên.
Được gọi là quả, nhưng Phật thủ không ăn trực tiếp được. Tuy nhiên khi sơ chế ra các thành phần như siro phật thủ, trà phật thủ, mứt phật phủ thì lại rất được ưa chuộng. Không chỉ vì ngon mà còn bổ dưỡng.
Cách ngâm rượu phật thủ cũng khá mới, nhưng rất đáng để tìm hiểu. Đây cũng là một trong những cách có thể áp dụng để tạo ra cảm giác mới mẻ khi sử dụng phật thủ.
Tên khoa học: Citrus medica L.var.sarcodatylis Swingle
Họ: Cam (Rutaceae)
Tên dược lý: Fructus citri Sarcodatylis
Đặc điểm: Phật thủ là cây thân bụi, cây trưởng thành cao từ 2-4m, thân có gai. Cành cây khi còn non sẽ có màu tim, cành già có màu xanh. Lá Phật thủ hình trứng, chóp lá hơi tròn, cuống ngắn, gốc lá thuôn. Hoa phật thủ có màu trắng, mùi thơm, hoa thường bắt đầu nở vào đầu hè.
Quả Phật thủ có hình dáng đặc biệt, giống như bàn tay phật. Đây cũng là lý do quả có tên là Phật thủ (tay Phật). Quả thường có màu xanh hoặc vàng, quả không có nước, không có ruột, phần lỗi bên trong quả xốp, mềm.
Thành phần hóa học được tìm thấy trong quả Phật thủ
- Vỏ Phật thủ: Chứa hợp chất Flavonoid và Coumarin
- Phần lõi: Chứa Glucosit, vitamin E,C, Limonin, chất kéo và nhiều các khoáng chất bổ dưỡng.
Các thành phần hóa học cơ bản quan trọng khác:
- 86.9% là nước, 8.7% là glucosit, 1.3%liquid, 1.2% protein, 1.1% chất xơ, 0.04% vitamin C còn lại 86.9% là nước và các hợp chất khác.
- Trong quả Phật thủ còn có các thành phần kháng chất khác như: Photpho, Canxi, Magie, Kali, Sắt, Mangan, Kẽm, Natri, hợp chất Cacbon -hydrat…
Phật thủ là thành phần của các vị thuốc
- Tiêu hóa kém
- Đau bụng kinh
- Đau dạ dày
- Ho có đờm
- Chữa sốt, đau tức ngực do tràn dịch màng phổi
- Viên gan
- Giải rượu
- Viêm phế quản mãn tính
- Viêm loét dạ dày, hành tá tràng
- Viêm amidan
- Bệnh động kinh
- Bệnh đái tháo đường, nước tiểu đường
Cách chọn nguyên liệu để ngâm rượu Phật thủ
Cách ngâm rượu phật thủ có thành công hay không, có đảm bảo các dưỡng chất hay không phụ thuộc rất nhiều vào cách chọn nguyên liệu.
Phật thủ. Quả phật thủ để ngâm rượu nên chọn những quả già, chín, có màu hơi hơi vàng và da trơn cật. Chọn những quả to, các tua (hay còn gọi ngón tay Phật thủ) càng nhiều, to và dài thì càng tốt. Quả có đặc điểm trên khi ngâm rượu cũng rất thơm.
Rượu. Rượu ngâm quả Phật thủ phải là rượu nếp trắng, đã qua tinh lọc độc tố. Rượu phải trên 40 độ ngâm thì thành phẩm sẽ ngon hơn, chất lượng hơn.
Bình ngâm rượu. Bình ngâm rượu hãy là bình thủy tinh hoặc gốm sứ. Hạn chế và tốt nhất không nên dùng các loại bình bằng nhựa hoặc có thành phần hợp kim. Để sau thời gian ngâm ủ, rượu không có mùi vị lạ.
Các nguyên liệu đảm bảo được chọn mua ở những địa chỉ uy tín, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Không mua ở những địa chỉ trôi nổi vì rất dễ mua phải hàng kém chất lượng. Ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe khi sử dụng.
Cách ngâm rượu phật thủ đơn giản nhất
Cách ngâm rượu phật thủ cũng giống như bất kì cách ngâm rượu hoa quả khác. Không mất nhiều thời gian, không tốn chi phí. Chỉ cần dành ra mấy tiếng cuối tuần tự tay chuẩn bị sẽ có ngay một bình rượu thơm ngon và bổ dưỡng.
Các bước tiến hành sẽ như sau.
Bước 1. Quả phật thủ sau khi mua về sẽ đem rửa sạch với nước. Dùng bàn chải sạch hoặc các vật nhỏ mềm để làm sạch hết các kẽ quả. Loại bỏ hết bụi bẩn và bùn đất.
Bước 2. Ngâm Phật thủ với nước muối loãng khoảng 30 phút. Sau đó lại rửa sạch lại với nước. Nếu cẩn thận hơn có thể tráng qua Phật thủ bằng rượu trắng.
Bước 3. Cắt Phật thủ thành từng miếng nhỏ. Mẹo cắt nhanh và đơn giản nhất là cắt theo các kẽ quả.
Bước 4. Xếp các lát phật thủ đã cắt ở bước 4 vào bình, sau đó đổ rượu vào. Đậy nắp và bảo quản ở những nơi khô ráo và sạch sẽ.
Cách ngâm rượu phật thủ có thể ngâm theo tỷ lệ 1:5 là chuẩn nhất(tức là 1kg phật thủ sẽ ngâm cùng 5l rượu hoặc 6l cũng được). Trung bình, sau khoảng 6 tháng rượu có thể bắt đầu sử dụng được. Rượu để càng lâu uống sẽ càng ngon và đậm.
Cách bảo quản và sử dụng rượu phật thủ
Ngoài cách ngâm rượu phật thủ ra thì cách sử dụng và bảo quản cũng góp phần không nhỏ để rượu phát huy tối đa công dụng.
Rượu phật thủ sau khi đã đủ thời gian ngâm ủ có thể lấy ra uống nên bảo quản ở nơi thoáng mát. Tránh ánh nắng trực tiếp. Nhiệt độ bảo quản vào khoảng 20 độ C.
Nghe đồn, rượu phật thủ có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe. Dù chưa biết có thật hay chỉ mới là những lời đồn đoán nhưng người sử dụng không nên lạm dụng. Không chỉ rượu Phật thủ mà bất cứ rượu hoa quả nào có công dụng chữa bệnh cũng thế. Phải sử dụng hợp lý, có điều độ.
Rượu Phật thủ nên uống <100ml mỗi ngày. Có thể chia đều thành 2 lần trưa và tối, mỗi lần 20-25ml rượu. Nên sử dụng trong bữa ăn.
Có thể sử dụng liên tục trong 2 tháng để theo dõi tình trạng sức khỏe, sau đó sử dụng tiếp.
Công dụng của Rượu ngâm Phật thủ với sức khỏe
Có rất nhiều bài thuốc từ quả Phật thủ. Vậy liệu Phật thủ dùng ngâm rượu có tác dụng tốt như thế không? Câu trả lời cho các bạn đọc là có. Chỉ cần cách ngâm rượu phật thủ đúng quy trình, đúng tỷ lệ thì công dụng của nó thậm chí còn tốt hơn các cách dùng khác. Một số công dụng của rượu Phật thủ được nhắc đến.
Rượu phật thủ cải thiện tình trạng chán ăn, không tiêu
Chán ăn, khó tiêu, ăn vào bị nôn trào ngược ra…là một trong các triệu chứng cho thấy hệ tiêu hóa của bạn đang gặp các vấn đề nghiêm trọng. Tình trạng này kéo dài sẽ ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ và trao đổi chất của cơ thể. Rượu ngâm phật thủ được coi là một trong các bài thuốc rất hiệu quả giúp cải thiện tình trạng này.
Thành phần của Phật thủ có nhiều các khoáng chất và vitamin tốt cho hệ tiêu hóa. Nếu đang rơi vào tình trạng này mà chưa cải thiện được. Hãy dùng rượu ngâm phật thủ để cải thiện tình hình nhanh nhất nhé.
Rượu phật thủ giúp làm giảm tình trạng đau bụng kinh
Huyết trắng ra nhiều và đau bụng kinh dường như luôn là nỗi thống khổ của chị em phụ nữ. Nếu sử dụng các loại thuốc Tây, thuốc Nam mà vẫn không có nhiều chuyển biến, có thể tham khảo rượu ngâm phật thủ. Một trong các công dụng nổi bật nhất của Phật thủ là giúp chị em phụ nữ giảm thiểu tình trạng đau bụng kinh.
Tuy nhiên không nên lạm dụng quá, vì dù sao đây cũng là loại đồ uống có cồn, và không sử dụng trong thời kinh nguyệt.
Rượu ngâm Phật thủ hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày và gan
Chỉ cần cách ngâm rượu phật thủ đúng cách sẽ giúp phát huy tối đa tác dụng. Theo Đông Y, Phật thủ có tính ấm, vị cay, đắng và chua. Hỗ trợ điều trị bệnh dạ dày và gan, đau bụng do tì vị hư hàn, đau dạ dày do lạnh và viêm gan truyền nhiễm.
Ngòai 3 công dụng nổi bật trên, Rượu ngâm Phật thủ còn hỗ trợ ho có đờm, viêm phế quản và một số chứng rối loại như ức chế, trầm cảm…
Các bài thuốc từ Phật thủ
Không chỉ ngâm rượu, các bài thuốc từ Phật thủ cũng được sử dụng rất nhiều bạn có thể tham khảo.
Bài thuốc kích thích tiêu hóa. Phật thủ tươi đem rửa sạch và thái lát. Sau đó đun lấy nước uống trong ngày. Khoảng 30g Phật thủ mỗi ngày.
Bài thuốc giúp cải thiện thị lực. Kết hợp phật thủ với cốc tinh thảo theo tỷ lệ 60g:15g. Sắc lấy nước cốt, rồi dùng nước cốt đó pha với 3g chè. Mỗi ngày dùng khoảng 1 ấm. Sử dụng đều đặn từ 5 đến 7 ngày sẽ thấy hiệu quả rõ rệt.
Giải rượu từ Phật thủ. Người say rượu có thể áp dụng bài thuốc sau để giải rượu. Đun nước quả phật thủ hoặc hoa phật thủ cho người say rượu có thể sẽ giúp giải rượu nhanh và an toàn.
Bài thuốc chữa viêm Amidan. Đây là bài thuốc kết hợp của nhiều thảo dược khác nhau theo tỷ lệ 10g Phật thủ, 10g hoa tưởng vi, 10g hoa hồng, 6g hoa mai. Sắc lấy nước và súc miệng hằng ngày.
Bài thuốc chữa nước tiểu đục và đái tháo đường. Với bài thuốc này sẽ sử dụng rễ cây Phật thủ thay vì quả phật tủ. Rễ phật thủ kết hợp với 1 bộ ruột non lợn, nấu kỹ ăn sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện.
Bên cạnh cách ngâm rượu Phật thủ, những bài thuốc kể trên cũng khác tiêu biểu hay là những cách khác để dùng Phật thủ chữa bệnh. Tuy nhiên, những bài thuốc trên thường khá cầu kì và đòi hỏi sự kết hợp của một thảo dược khác mới phát huy được tác dụng. Do vậy, ngâm rượu Phật thủ là cách dùng đơn giản nhất. Chỉ cần ngâm 1 lần có thể dùng được lâu dài về sau.
Trên đây là cách ngâm rượu phật thủ, cách sử dụng, bảo quản và công dụng cũng như một số bài thuốc tiêu biểu từ Phật thủ. Nếu có bất cứ thông tin hữu ích về loại quả đặc biệt này, đừng quên chia sẻ ở dưới phần bài viết này nhé.
Xem thêm: Cách ngâm rượu chữa yếu sinh lý
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.