Hoa cúc là một trong bộ Tứ Qúy “ Tùng, Cúc, Trúc, Mai” đây được coi là 4 loại cây cảnh quý gắn liền với văn hóa phương Đông. Hoa cúc thân thuộc với người dân Việt và được sử dụng rất nhiều trong trang trí. Tuy nhiên một tác dụng lớn của hoa cúc chính là ngâm rượu hoa cúc. Cùng tìm hiểu về cách ngâm rượu hoa cúc tốt cho sức khỏe trong bài viết này nhé!
Giới thiệu về hoa cúc
Tên khoa học: Asteraceae
Họ: Cúc
Đặc điểm của hoa cúc:
Hoa: Đặc trưng nổi bật của loài hoa này chính là cụm hoa hình đầu, bao gồm nhiều hoa nhỏ. Theo quan sát thì hoa cúc thường được cấu tạo bởi 2 phần. Phần ngoài bao gồm các hoa con dạng cánh hoa dài còn phần bên trong thì là các hoa con dạng hình ống.
Rễ: Rễ của cây được gọi là rễ chùm, ít mọc sâu dưới đất. Rễ của loài hoa này bao gồm khá nhiều rễ phụ và lông hút chính vì thế nó có khả năng hút nước và hút chất dinh dưỡng khá mạnh
Thân cây: Tùy thuộc vào giống cây mà cây hoa cúc lại có chiều cao khác nhau. Nhìn chung thì sẽ phân thành cây giống thấp và cây giống cao. Hoa cúc giống thấp thì khả năng phân cành cao, thường được trồng trong các chậu cảnh. Còn cây giống cao có thể cao tới 3m, khả năng phân cành thấp và thường được trồng ở các khu vườn
Lá: Theo Cockshull (1972) thì lá của cây hoa cúc mọc cách và mọc thành vòng xoắn trên thân cây. Lá mọc gần gốc thường nhỏ, càng lên cao thì càng to dần. Tùy vào điều kiện ngoại cảnh, khí hậu, trồng trọt và chăm sóc thì sẽ thấy được sự khác biệt về kích thước lá
Ý nghĩa của hoa Cúc
Hoa cúc được nằm trong danh sách Tứ Qúy chính vì thế nó mang nhiều ý nghĩa trong văn hóa mỗi nước
- Tại Trung Quốc hoa Cúc gắn liền với sự trường tồn theo thời gian. Hình ảnh hoa cúc được khắc ghi trên đồng tiền 1 xu nhân dân tệ.
- Tại Nhật Bản thì hoa cúc lại mang một ý nghĩa hoàn toàn khác đó chính là hoa cúc thể hiện cho sự giàu sang, quyền quý và được ghi trên các huân, huy chương của nước này
- Tại Việt Nam hoa cúc lại thể hiện cho sự hiếu thảo, tôn trọng, yêu thương ông bà cha mẹ
Chúng ta đều thấy hình ảnh hoa cúc thường xuất hiện trên các bàn thờ gia tiên vào các dịp lễ Tết đúng không nào? Theo như phong thủy thì hoa cúc được xem như sẽ mang đến tài lộc may mắn cho gia chủ vào năm mới. Một bình hoa cúc đặt trong nhà sẽ có thể giúp ổn định được những phúc khí trong nhà.
Tùy theo từng loại hoa cúc lại mang những ý nghĩa khác nhau. Hiện nay chúng ta có thể thấy có rất nhiều loài hoa cúc như: cúc trắng, cúc vạn thọ, cúc vàng, cúc Tím, cúc Ba Tư, cúc Họa Mi….
Tìm hiểu những điều cần biết về hoa cúc: https://hoadepviet.com/ky-thuat-trong-hoa-cuc-2016-bay-gio-moi-tiet-lo/
Hướng dẫn cách ngâm rượu hoa cúc
Cách ngâm rượu hoa cúc thực tế không khó nhưng yêu cầu sự tỉ mỉ, cẩn trọng, và thời gian ngâm rượu đủ lâu. Các bạn lưu ý thật kĩ những cách ngâm rượu hoa cúc dưới đây nhé.
Cách 1: Cách ngâm rượu hoa cúc tươi
Nguyên liệu ngâm rượu hoa cúc tươi
Hoa cúc tươi: 300g
Rượu trắng: 3 lít
Đường trắng: 20g, dùng đường phèn càng tốt
Bình ngâm rượu bằng thủy tinh
Cách ngâm rượu hoa cúc tươi
Bước 1: Chọn hoa cúc tươi ngâm rượu
Đây là bước cực kì quan trọng để có thể có một bình rượu hoa cúc hoàn hảo. Chọn những bông cúc không quá non cũng không quá già. Nếu có điều kiện bạn nên chọn những bông cúc vừa được ngắt vào lúc sáng sớm, khi đó bông hoa vẫn còn lưu giữ những giọt sương sớm của buổi sáng, ánh nắng vừa lên chiếu vào.
Bước 2: Sơ chế hoa cúc
Hoa cúc hái về đem đi rửa sạch với nước rồi để cho ráo
Tiếp theo chúng ta cho hoa cúc vào bình ngâm rượu đã được rửa sach lau khô, đổ đường vào ngâm trong khoảng 7 ngày để cho tan hết đường
Bước 3: Cách ngâm rượu hoa cúc
Sau 7 ngày cho rượu trắng vào ngâm cùng với hoa cúc. Như tỉ lệ ở trên đó là 3 lít rượu trắng với 300g hoa cúc tươi đã ngâm. Ngâm trong khoảng thời gian khoảng 3 tháng là có thể bắt đầu sử dụng được. Tuy nhiên bạn ngâm càng lâu vị rượu càng ngon. Nếu có điều kiện để hạ thổ là tốt nhất
Khi bảo quản rượu hoa cúc bạn chú ý bảo quản ở nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ánh sáng trực tiếp chiếu vào bình rượu
Cách 2: Cách ngâm rượu hoa cúc khô
Nguyên liệu chính và vật dụng ngâm rượu
Hoa cúc tươi: 1kg
Rượu nếp cái hoa vàng: 10 lít được chưng cất tự nhiên khoảng 50 độ là vừa
Bình thủy tinh hoặc bình gốm lựa chọn kĩ càng
Nồi đất
Bếp than hoa sạch
Nong hoặc nia dùng để phơi cúc
Cách ngâm rượu hoa cúc khô
Bước 1: Sơ chế hoa cúc
Hoa cúc tươi bạn cũng chọn như hướng dẫn ở trên nhé. Sau đó rửa sạch, để ráo
Bạn xếp hoa cúc đều ra một cái nong hoặc nia đem đi phơi khô mấy ngày. Chú ý khi lúc phơi bạn phải rất cẩn thận, không được để ruồi muỗi đậu vào ảnh hưởng đến chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tiếp theo lấy bếp than hoa đã đươc chuẩn bị trước đó, nhóm than lên. Sau đó bạn lấy hoa cúc đã phơi khô bỏ vào nồi đất để tiến hành sao hoa cúc khoảng 30 phút. Bạn chú ý sao nhỏ lửa, dùng cán gỗ đảo đều tay sao cho tinh dầu hoa cúc có thể tách hết ra.
Rồi bạn cho thêm vào nồi một chút rượu, vẫn tiếp tục đun nhỏ lửa cho đến khi cảm thấy mùi hoa cúc và mùi rượu quyện vào nhau. Khoảng thời gian tiếp theo này cần tầm 1 tiếng.
Bạn lọc qua một chiếc khăn mỏng chỉ lấy phần nước cốt bao gồm tinh dầu hoa cúc và rượu đã đun đó và để nguội.
Bước 2: Ngâm rượu hoa cúc
Tiến hành cho rượu cùng phần nước cốt vào và ngâm trong khoảng 1 năm. Bạn đem đi hạ thổ là tốt nhất. Rượu hoa cúc cần ngâm trong khoảng thời gian dài hơn các rượu khác vì nó cần thời gian để hòa quyện hương hoa cúc với rượu.
Bạn có thể ngâm rượu kết hơp với một số vị thuốc khác như cam thảo đường, mạch môn, kỳ tử, đương quy, địa hoàng, quế chi sẽ tạo ra vị thơm ngon hơn cho rượu hoa cúc hay còn gọi là hoàng hoa tửu. Tùy vào khẩu vị của mỗi người bạn sẽ lựa chọn vị thuốc ngâm cùng và khối lượng ngâm cùng cũng cần căn chỉnh theo lượng rượu ngâm
Phần hoa cúc lọc ra từ nãy bạn có thể buộc lại rồi đem ngâm cùng rượu khoảng 7 ngày thì lấy ra.
Công dụng của rượu hoa cúc
Rượu hoa cúc có tác dụng lớn trong việc làm giảm đi chứng đau đầu, đau nửa đầu, hoa mắt chóng mặt. Đây xuất phát từ công dụng của hoa cúc trong việc điều trị bệnh.
Rượu hoa cúc giúp cải thiện tình trạng của mắt, giúp sáng mắt, cải thiện thị lực rất tốt
Rượu hoa cúc có khả năng làm ấm cơ thể rất tốt, tăng cường khả năng tuần hoàn máu trong cơ thể chúng ta
Rượu hoa cúc giúp tăng cường trí nhớ, tốt cho gan và thận
Rượu hoa cúc xoa dịu tình trạng mệt mỏi, căng thẳng, giúp trở nên tỉnh táo hơn.
Lưu ý sử dụng rượu hoa cúc không bị mất đi công dụng vốn có
Tuy rằng rượu hoa cúc rất tốt nhưng chúng ta cũng cần phải ghi nhớ một số vấn đề sau để không bị phản tác dụng
- Rượu hoa cúc ngâm cần thời gian đủ lâu mới tạo được độ ngon của bình rượu ngâm. Khi ngâm cần sự tỉ mỉ, cẩn trọng, kì công chứ không thể qua loa được. Rượu hoa cúc còn thường được ngâm từ mùa hoa năm nay đến mùa hoa năm sau mới đem ra sử dụng.
- Uống rượu hoa cúc đều đặn trong vòng 2 tuần với một lượng nhỏ, mỗi ngày chỉ khoảng 90ml, chia đều ra vào các bữa ăn hàng ngày.
- Những bạn nào bị dị ứng với rượu hay với hoa cúc thì tuyệt đối không được dùng, tránh ảnh hưởng đến sức khỏe chúng ta
Sử dụng trà hoa cúc
Bên trên chúng ta đã biết được cách ngâm rượu hoa cúc. Tuy nhiên thì không phải ai cũng sử dụng được rượu. Chính vì thế bạn có thể thay thế bằng cách sử dụng trà hoa cúc cũng đem lại rất nhiều tác dụng. Pha trà hoa cúc bạn có thể kết hợp với một số nguyên liệu khác như: mật ong, atiso, cam thảo, kỷ tử…
Cách làm trà hoa cúc nguyên bông
Hoa cúc khô nguyên bông mua về bạn không cần rửa lại với nước
Bạn lấy khoảng tầm 10-15 bông hoa cúc khô, một chút kỷ tử, táo đỏ cho vào ấm pha trà
Lấy nước sôi thêm vào ấm, đậy nắp lại để tầm khoảng 2 phút
Sau đó bạn cho thêm một chút mật ong vào và chờ tầm 5 phút cho mật ong quyện vào với trà là có thể sử dụng được
Cuối cùng rót trà ra chén và thưởng thức thôi
Nếu chỉ có hoa cúc thôi thì trà hoa cúc sẽ có vị hơi đắng. Tuy nhiên khi kết hợp thêm với các nguyên liệu trên thì vị trà sẽ rất tuyệt vời. Mỗi ngày bạn uống một chén trà hoa cúc vào buổi sáng sẽ giúp tinh thần bạn thoải mái cả ngày, giải tỏa được những lo âu, mệt mỏi, tạo năng lượng cho ngày dài hoạt động.
Trên đây là một số thông tin về hoa cúc, đặc biệt là cách ngâm rượu hoa cúc. Rất hi vọng rằng những thông tin trên sẽ hữu ích với các bạn. Hãy comment trực tiếp dưới bài viết này thành quả thực hiện của các bạn nhé. Chúc các bạn luôn thật nhiều sức khỏe và thành công!
Đoc thêm một số cách ngâm rượu khác:
Cách ngâm rượu cam ngon: https://ngamruoutaybac.com/2-cach-ngam-ruou-cam-ngon-va-cong-dung/
Rượu ngâm kỷ tử: https://ngamruoutaybac.com/2-cach-lam-ruou-ngam-ky-tu-ngon/