Xa lạ với miền xuôi nhưng với đồng bào dân tộc na rừng là loại quả quen thuộc được sử dụng rất nhiều để chữa mất ngủ, tăng tuần hoàn máu và nâng cao thể lực. Quả na rừng ngâm rượu còn có tên gọi khác là rượu Tứn khửn (tên gọi đồng bào Mông) – loại rượu từ quả rừng còn có biệt danh là “thần dược phòng the”. Loại quả này thật sự đặc biệt đến vậy, cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Quả na rừng – thần dược của người đồng bào dân tộc
Quả na rừng thường mọc ở những vùng rừng sâu nên rất khó tìm. Quả ra đúng mùa giao phối và sinh sản của những loại thú rừng. Na rừng hái được thường còn xanh hoặc mới chín ương ương, những quả chín mềm thường bị thú rừng đánh hơi và ăn luôn rồi.
Tên khoa học: Kadsura coccinea (Lem) A. C. Smi (K.chinensis Hance)
Tên gọi khác: Nắm cơm, Ngũ vị nam, Dây xưn xe,…
Họ: Schisandraceae –Ngũ vị
Quả na rừng to gấp 3,4 lần quả na ta. Các múi to giống quả dứa dại
Đặc điểm. Ở dưới xuôi cây na thuộc loại cây thân gỗ, phát triển độc lập có nhiều cành và nhánh thì cây quả na rừng ngâm rượu thuộc cây thân leo mảnh có nhánh, thân cây màu nâu sậm. Lá trưởng thành dài khoảng 6-10cm, hình bầu dục hoặc thuôn dài. Mặt dưới lá thường nhẵn, bóng và có màu nhạt hơn mặt trên.
Hoa na rừng có màu đỏ tía, hoa đơn, hoa dài 1.5cm rộng 1cm thường mọc ở các lách lá. Quả na rừng thường có kích thước to gấp ba, bốn lần quả na ta. Có quả nặng tới 3kg. Phân chia thành các múi to rõ rệt giống như quả dứa dại. Quả chín có mùi thơm thường thu hút thú rừng đặc biệt loại sóc và cầy. Na rừng bắt đầu ra quả từ đầu tháng 4 cho đến hết tháng 10.
Rễ dùng làm thuốc, quả na rừng ngâm rượu là 2 cách dùng phổ biến nhất hiện nay.
Quả na rừng có thể dùng để ngâm rượu hoặc làm thuốc
Các nghiên cứu về quả na rừng cho thấy có tới 36 hợp chất tồn tại trong vị thuốc này. Bao gồm:
- β- Himachalene (5,95%).
- α- Copaene (3,47%).
- 2- β- Pinene (4,38%).
- α- Humulene (5,04%).
Ngoài ra, nhiều loại tinh dầu có tác dụng tốt cho sức khỏe cũng được tìm thấy trong rễ cây na rừng.
Na rừng khi chín có thể ăn trực tiếp được nhưng tác dụng chữa yếu sinh lý phát huy tốt hơn nếu dùng để ngâm rượu.
Quả na rừng ngâm rượu có thể ngâm rượu theo 3 cách khác nhau: ngâm rượu quả tươi, ngâm rượu quả khô và ngâm kết hợp với các vị thuốc khác – với cách ngâm thứ 3 này là đúng nhất với tên gọi rượu Tứn khửn của đồng bào Tây Bắc.
Quả na rừng nổi tiếng với rượu Tứn khửn
Dưới đây là 3 cách ngâm có thể tham khảo.
Quả na rừng tươi ngâm rượu
Na rừng còn xanh sử dụng không tốt, nên khi ngâm rượu sẽ chọn quả đã chín hoặc gần chín. 1kg na rừng ngâm với khoảng 2 – 4 lít rượu nếp trắng ngon.
Bước 1. Na rừng sau khi mua về sẽ rửa sạch và ngâm với nước muỗi loãng khoảng 30 phút để loại bỏ hết bụi bẩn, độc tố bán vào các kẽ của múi na.
Bước 2. Bóc tách từng múi na và cho vào bình, cũng có thể để nguyên cả quả mà không cần tách múi. Sau đó đổ rượu đã chuẩn bị vào bình.
Lưu ý. Trước khi bóc tách các múi na hoặc cho nguyên quả vào bình nên tráng qua một lượt với rượu trắng. Quá trình rửa không để khô được sẽ có nước bám vào quả khi ngâm rượu sẽ không ngon mà dễ bị hỏng.
Bước 3. Đậy kín nắp bình và ngâm khoảng 3 tháng 10 ngày là có thể sử dụng được. Đối với quả na rừng ngâm rượu hạ thổ phải đợi khoảng 1 năm.
Quả na rừng tươi ngâm rượu hạ thổ 1 năm là có thể sử dụng
Cách ngâm này phổ biến nhất vì các bước tiến hành đơn giản mà nhanh được uống. Các công dụng vẫn phát huy hiệu quả tốt.
Na rừng khô ngâm rượu như thế nào?
Na rừng khô ngâm rượu phải tách ra các múi chứ không ngâm được nguyên cả quả như na rừng tươi. Ngoại trừ thêm bước phơi hoặc sấy khô thì những bước khác làm tương tự ngâm rượu na rừng tươi như sau.
Bước 1. Na rừng đem rửa sạch, tách thành từng múi nhở, đem phơi dưới nắng nhẹ hoặc đem sấy cho đến khi thấy các múi na khô mới thôi.
Bước 2. Tráng các múi na đã qua với rượu trắng trước khi cho vào bình. Có thể bỏ qua bước này nếu trong quá trình phơi sấy đảm bảo không bị bụi bẩn hoặc dính các tạp chất.
Bước 3. Cho rượu vào bình đậy nắp kín để ngâm hoặc đem đi hạ thổ. Thời gian ủ rượu na khô cũng giống na tươi, tuy vậy quả na rừng ngâm rượu để càng lâu uống sẽ càng đậm đà hương vị núi rừng.
Quả na rừng cũng có thể sấy hoặc sấy khô để ngâm rượu
Nhiều người thường gọi rượu quả na rừng là rượu Tứn khửn. Tuy nhiên cách gọi này chưa được đúng lắm đâu nhé, vì rượu Tứn khửn ngoài quả Na rừng còn có thêm 2 thành phần khác là cây cua trừ ma và cây tứn khửn.
Theo công thức của người Mông rượu Tứn khửn phải có 12 vị thuốc khác nhau. Tức là ngoài Quả na rừng, cây trừ tà ma và cây tứn khửn vẫn còn 9 vị thuốc khác nữa.
Cách ngâm rượu Tứn khửn từ quả na rừng
Không chỉ quả na rừng, cây tứn khửn hay cây cua tà ma đều là những vị thuốc vừa quý vừa hiếm. Không phải vào rừng có thể tìm được mà chúng chỉ có theo mùa.
Bước 1. Quả na rừng vẫn rửa sạch tách thành từng múi nhỏ, các nguyên liệu khô còn lại sau khi mua về có có thể ngâm qua với nước khoảng 20 phút và trắng lại một nước với rượu để giảm bớt vị chát.
Bước 2. Xếp toàn bộ các nguyên vật liệu đã chuẩn bị vào bình và đổ rượu vào theo tỷ lệ 1 kg nguyên liệu ngâm cùng 8 lít rượu.
Bước 3. Hạ thổ bình rượu trong khoảng 1 năm, nếu muốn sử dụng nhanh hơn thì không nên hạ thổ. Ở nhiệt độ thường khoảng sau 3-4 tháng có thể bắt đầu sử dụng.
Quả na rừng còn là vị thuốc để ngâm rượu Tứn khửn nổi tiếng của dân tộc Mông
Quả na rừng ngâm rượu Tứn khửn là cách sử dụng phổ biến nhất của người Mông. Đây cũng là bài thuốc ngâm rượu quý được truyền lại từ hàng trăm năm qua của người đồng bào Tây Bắc.
Bên cạnh đó có thể tham khảo một vài công thức ngâm rượu khác của Quả na rừng như:
- Ngâm quả na rừng với ba kích, nấm ngọc cẩu và dâm dương hoắc: Kích thích sinh tinh, điều trị liệt dường và kéo dài thời gian quan hệ.
- Ngâm trái na rừng kết hợp với hồng sâm, đương quy, kỷ tử: Dùng cho phụ nữ đặc biệt người có khí huyết yếu, khó thụ thai, làm tăng khả năng có con.
- Quả na rừng ngâm rượu với sâm cau, cây bổ béo: Hồi sức sau sinh, giúp an thần, ngủ ngon.
Quả na rừng có công dụng gì mà quý như vậy?
Các loại quả rừng rất phong phú nhưng không phải loại quả nào cũng được sử dụng trong đời sống mỗi ngày.
Chủ tịch Hội đồng khoa học Viện nghiên cứu cây đàn hương và thực vật quý hiếm – TS Vũ Thoại cho biết, na rừng là loại cây có giá trị dược liệu cao, quý hiếm và cần được bảo tồn. Y học hiện đại và Y học cổ truyền đều có những nghiên cứu về loại quả rừng đặc biệt này.
Công dụng của quả na rừng đã được giới khoa học công nhận
Theo Y học cổ truyền: Quả na rừng có vị cay ấm, hương thơm quy kinh vị, hơi đắng khi ngâm rượu có tác dụng có tác dụng hoạt huyết, hành khí chỉ thống, giúp an thần, hỗ trợ điều trị các bệnh dạ dày, tá tràng, đau bụng trước kì hành kinh, trị đau xương phong thấp, sản hậu ứ đau sưng vú và bổ sinh lý.
Theo Y học hiện đại: Quả na rừng không chỉ bồi bổ cơ thể mà còn có thể sử dụng để chữa bệnh. Quả na rừng ngâm rượu trị phong thấp, trị trứng mất ngủ, bồi bổ sinh lý, hồi sức hiệu quả.
Quả na rừng có rất nhiều tác dụng với sức khỏe tuy nhiên chưa được khai thác hết. Quả na rừng chủ yếu vẫn đang được dùng ngâm rượu để tăng cường sinh lực phái mạnh.
Với công dụng trị viêm đau dạ dày tốt hơn khi dùng rễ cây na rừng.
Quả na rừng còn dùng để làm thuốc
Các bài thuốc nổi tiếng từ Na rừng
Quả na rừng ngâm rượu hoặc sắc thuốc uống mỗi ngày để bồi bổ. Cách sử dụng quả na rừng rất phong phú. Tùy vào mục đích sử dụng khác nhau mà chọn cách ngâm rượu, phơi khô hay làm thuốc.
Một số bài thuốc từ Na rừng được đồng bào dân tộc Tây Bắc sử dụng rất nhiều. Cụ thể:
Bài thuốc dành cho phụ nữ sau sinh
Với bài thuốc này chủ yếu sử dụng rễ cây na rừng, tiến hành sơ chế theo 3 cách sau:
- Cách 1: Rễ cây na khô khoảng 20g-30g hãm nước uống cả ngày
- Cách 2: Ngâm rượu rễ na rừng – khoảng 12-15g uống dần
- Cách 3: Hãm trà rễ na rừng với bổ béo, hồi sức và sâm cau uống mỗi ngày.
Bài thuốc từ quả na rừng rất tốt cho phụ nữ sau sinh
3 cách sử dụng rễ na này sử dụng được ngay với phụ nữ vừa sinh xong để nhanh chóng làm sạch lượng máu hôi tanh còn trong cơ thể sau khi sinh. Đồng thời giúp giảm đau và ăn uống ngon miệng hơn.
Dùng rễ cây na rừng để giảm đau
Với cách ngâm rượu rễ na rừng hoặc hãm trà không chỉ tốt cho bà đẻ mà người bình thường cũng có thể sử dụng.
Sử dụng thường xuyên sẽ hỗ trợ điều trị bệnh đau dạ dày, kích thích tiêu hóa và giảm đau nhanh chóng, hiệu quả.
Quả na rừng ngâm rượu giúp ngủ ngon
Quả na rừng ngâm rượu hoặc rang quả na rừng rồi hãm nước uống đều có tác dụng an thần và hỗ trợ ngủ ngon. Quả na rừng không độc nên có thể yên tâm khi sử dụng.
Quả na rừng còn chữa đa dạ dày rất tốt
Rượu quả na rừng rất tốt cho sức khỏe đặc biệt là nam giới nhưng không vì thế mà quá lạm dụng. Với rượu na để phát huy tốt được tác dụng phải dùng đúng cách và đúng liều lượng.
- Không dùng quá 100ml mỗi ngày, có thể chia nhỏ thành 2-3 bữa, mỗi lần từ 20-25ml.
- Không uống khi bụng đói, nên sử dụng trong bữa ăn là tốt nhất. Người dưới 18 tuổi chưa nên sử dụng loại rượu này.
Như vậy, ngoài chuối hột, táo mèo chúng ta đã biết thêm một loại quả rừng ngâm rượu rất ngon và bổ dưỡng đó là Quả na rừng. Loại rượu từ loại quả này nhất định phải thử một lần trong đời.
Cùng chia sẻ thành quả của các bạn với chúng tôi nhé.
Xem thêm
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.