Một bình rượu rắn có giá từ vài triệu, chục triệu thậm chí trăm triệu. Những con rắn tưởng chừng độc lại trở thành nguyên liệu ngâm rượu vô cùng bổ dưỡng. Bộ 5 rắn ngâm rượu gồm có: rắn sọc dưa, rắn hổ trâu, rắn ráo, rắn hổ mang và rắn cạp nong (hoặc cạp nia). Cùng ngamruoutaybac.com tìm hiểu cách ngâm rượu từ loài bò sát đặc biệt này.
Xem thêm cách ngâm rượu tại:
Loài rắn đã tồn tại khoảng hơn 100 triệu năm trước đây cho đến hiện nay cũng có hơn 3100 loài rắn khác nhau trên thế giới. Có những loài chứa chất cực độc, có loài lại rất khổng lồ tuy vậy có những loài rất lành tính. Ở một số nơi những loại rắn không chứa được tố được dùng để chế biến nhiều món hấp dẫn, trong khi đó những loài rắn có nộc độc được ưa chuộng để ngâm rượu như bộ 5 rắn ngâm rượu kể trên.
Bộ 5 rắn ngâm rượu bổ dưỡng
Có nhiều công thức ngâm rượu rắn khác nhau, ngâm rượu rắn một con, ngâm cùng thảo dược hoặc bọ cạp. Hoặc là bộ 3 rắn ngâm rượu gồm có hổ mang, rắn ráo và hổ trâu. Trong đó bộ 5 rắn ngâm rượu được nhiều người yêu thích nhất, để có một bình rượu rắn “chất” là sự đầu tư không chỉ về thời gian, tiền bạc mà còn cả kiến thức.
5 loài rắn được chọn để ngâm rượu bộ 5 này gồm có:
- Rắn hổ trâu
- Rắn ráo
- Rắn hổ mang
- Rắn sọc dưa
- Rắn cạp nong (cạp nia)
- Rắn hổ trâu ngâm rượu
Rắn hổ trâu ngâm rượu
Rắn hổ trâu nghe thì giống rắn hổ mang tuy nhiên đây là hai loại hoàn toàn khác nhau. Rắn hổ trâu hoàn toàn KHÔNG ĐỘC được ứng dụng nhiều trong Y học để làm thuốc chữa bệnh.
Tên khoa học: Ptyas mucosa
Họ: Colubridae – Rắn nước
Tên gọi khác: Rắn hổ mèo, rắn hổ vện, rắn long thừa và rắn ráo trâu
Đặc điểm: Rắn hổ trâu thuộc loài bò sát, con trưởng thành có chiều dài từ 1,5m đến 1,95m. Con dài nhất thế giới từng đừng ghi nhận kỷ lục dài 3,7m. Tuy nhiên, rắn hổ trâu có chiều dài hơn 2m là rất hiếm.
Rất dễ dàng phân biệt các bộ phận của rắn hồ trâu gồm có: đầu, cổ, bụng, đuôi và phần hậu môn. Đầu rắn có màu xám, khá thuôn trong khi đó phần lưng rắn có màu xám pha kéo dài từ nửa thân cho đến tận đuôi. Trên thân rắn có xuất hiện những vệt đen tạo thành các mạng lưới.
Phần bụng dưới có màu vàng hoàn toàn khác biệt với phần thân trên. Lớp vảy xếp theo hình zig-zag (dích-dắc), một số vảy có viền đen. Đuôi rắn dài và thon.
Loài này là thành phần rất quan trọng của bộ 5 rắn ngâm rượu. Ngoài những con sống tự nhiên với thức ăn chủ yếu là cóc, ếch, nhái, thằn lằn, chuột…thì hiện nay loài rắn đã được nuôi thành công mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Rắn ráo ngâm rượu bổ
Rắn ráo và rắn ráo trâu là hai loài hoàn toàn khác nhau. Rắn ráo trâu chính là loại rắn hổ trâu nói ở trên. Còn rắn ráo là loại rắn khác, rắn ráo lành tính và cũng KHÔNG ĐỘC.
Tên khoa học: Ptyas korros
Họ: Colubridae – Rắn nước
Tên gọi khác: Rắn lải, rắn ngù thinh, ngù sla ngù sinh
Đặc điểm: Rắn ráo trưởng thành có chiều dài khoảng 20m, chúng có 2 mắt to và đen. Thân vảy đốm thường chỉ có 1 màu, càng về phía bụng màu càng tối. Vòng đời loài rắn ráo có thể từ 10 đến 15 năm.
Rắn đực thường có kích thước nhỉnh hơn con cái, khi bị kích động loài rắn này cũng phình to ra phía trước chứ không phình ngang như rắn hổ mang. Đôi khi nhiều người vẫn còn bị nhầm lẫn.
Rắn ráo sống được cả trên cạn và dưới nước, chúng kiếm ăn vào ban đêm thức ăn chủ yếu là ếch, nhái, cóc hoặc thằn lằn. Rắn ráo là loài bò sát cho giá trị kinh tế lớn.
Rắn hổ mang ngâm rượu
Rắn hổ mang được mệnh danh là loài rắn có nọc độc nguy hiểm nhất trên thế giới. Khi bị rắn cắn nếu không xử lý đúng cách sẽ rất dễ dẫn đến tử vong. Hổ mang là loài RẮN ĐỘC trong bộ 5 rắn ngâm rượu. Chúng có thể phun độc xa từ 1,7m đến 2m.
Tên khoa học: Ophiophagus hannah
Họ: Elapidae – họ rắn hổ
Tên gọi khác: Rắn hổ mây
Đặc điểm: Điểm nổi bật và dễ nhất biết nhất của rắn hổ mang là mang rộng bành ra 2 bên. Không chỉ có độc, hổ mang còn là loài rắn có kích thước khổng lồ, chúng có thể dài tới 7m, cân nặng đạt 35kg. Con bình thường dài 3,4m và nặng khoảng 5,6 cân thôi, tuy vậy cũng đủ gây nguy hiểm cho bất cứ ai có ý định tiếp xúc với nó.
Rắn hổ mang nhỏ thường có lớp da màu đen tuyền phía trên có những vạch kẻ hình chữ V, vạch này sẽ mất dần đi khi chúng trưởng thành. Rắn hổ mang thường thay da 1 tháng 1 lần.
Khi trưởng thành trên thân rắn bắt đầu xuất hiện những đường kẻ vàng hoặc trắng dọc theo thân. Phần cổ và bụng sáng và mịn hơn có màu vàng kem hoặc trắng. Rắn hổ mang có tuổi thọ 18-25 năm. Thức ăn chính của loài rắn này là chuột, thằn lằn, chim thậm chí là trăn và các loại rắn nhỏ khác.
Ở nước ta hiện nay cũng có rất nhiều hộ gia đình nuôi rắn hổ mang để kinh doanh mang lại giá trị kinh tế rất cao.
Rắn cạp nong (cạp nia) ngâm rượu
Loài rắn tiếp theo trong bộ 5 rắn ngâm rượu là cạp nong (cạp nia), đây là bộ đôi CỰC ĐỘC. Nọc độc của nó có chứa độc tố thần kinh, tác động trực tiếp đến khả năng hoạt động của nơ-ron thần kinh của con người và động vật khác.
Tên khoa học: Bungarus fasciatus
Họ: Elapidae – họ rắn hổ
Tên gọi khác: Rắn ăn tàn, rắn tu cáp đổng, rắn đen vàng
Đặc điểm: Cạp nong cạp nia thường chỉ xuất hiện vào ban đêm. Đây là 2 loại rất dễ bị nhầm lẫn với nhau.
Cạp nong. Có màu đặc trưng là đen và vàng xen kẽ nhau, chiều dài trung bình 1,8m đến 2,25m. Thức ăn chủ yếu của rắn cạp long là các loại rắn nhỏ khác, đôi khi là chuột, ếch và thằn lằn… . Đầu chúng lớn và ngắn hơn, mắt to, đuôi tròn.
Cạp nia. Cũng có 2 màu đặc trưng là đen và trắng, khoang trằng khoảng 10cm còn khoang tối 20-30cm. Chiều dài trung bình chỉ khoảng 1m, tức là ngắn hơn rất nhiều loại rắn cạp nong. Đuôi phẳng, dài và nhọn.
Cạp nong gặp nhiều hơn trong hoang dã khu rừng rậm còn cạp nia xuất hiện ở nhiều nơi ngay cả ở khu có người dân sinh sống. Loài rắn cạp nong có độc nên khi gặp phải hết sức cẩn thận.
Rắn sọc dưa ngâm rượu
Rắn sọc dưa loài bò sát và nằm trong bộ 5 rắn ngâm rượu nổi tiếng. So với 4 loài kể trên rắn sọc dưa có tên khá xa lạ. Đây là loài rắn KHÔNG ĐỘC.
Tên khoa học: Coelognathus radiata
Họ: Colubridae – rắn nước
Tên gọi khác: rắn hổ ngựa hoặc rắn rồng
Đặc điểm: Sọc dưa là loài rắn không độc thường sống trên cạn. Chiều dài trung bình 2m có màu nâu xám.Trên thân sọc dưa có 4 đường màu đen chạy dọc từ gáy xuống tới nửa thân. Thức ăn chủ yếu của loài rắn này là chuột, thằn lắn, ếch nhái hoặc cá và chim non.
Rắn sọc dưa được sử dụng nhiều để làm thuốc và cũng được nuôi bán đạt giá trị kinh tế cao.
Trong bộ 5 rắn ngâm rượu kể trên có 2 loại độc và 3 loài không độc. Tuy nhiên ở một số vùng khác nhau có, bộ 5 rắn ngâm rượu này cũng có sự thay đổi chủ yếu khác từ 1 đến 2 loài. Rượu rắn có tác dụng tốt nhất để chữa đau nhức xương khớp.
Cách ngâm rượu bộ 5 rắn chuẩn nhất
Cách làm rượu rắn khá phực tạp vì phải chế biến và đảm bảo mật rắn khi lấy ra không bị vỡ, rắn không còn mùi tanh thì khi ngâm rượu mới ngon.
Rượu rắn thường có 2 cách ngâm là ngâm khô và tươi. Ngâm tươi thích hợp với những ai ngâm để kinh doanh hoặc thích cái đẹp, sự thẩm mỹ. Rượu rắn thường có sự kết hợp của nhiều vị thuốc. Công thức chuẩn sẽ như sau:
- Bộ 5 rắn ngâm rượu mỗi loại 1 con
- 100g Thiên niên kiện
- 100g Cẩu tích
- 100 g Huyết giác
- 100g Ngũ gia bì
- 100g Hà thủ ô đỏ
- 200g Kê huyết đằng
- 30g Trần bì và 20g Tiêu hồi
- Không thể thiết 13 lít rượu trắng ngon loại 40 độ
Rượu trắng phải 40 độ trở nên mới không làm rắn bị hỏng trong quá trình ngâm
Cách ngâm rượu rắn tươi
Bước 1. Sơ chế rắn. Lấy dây buộc chặt đầu rắn và treo rắn lên theo chiều thẳng đứng. Dùng dao nhọn khía phần phía sau hậu môn ở đuôi rắn để lấy tiết.
Bước 2. Sau khi lấy tiết rắn xong tiến hành mổ bỏ ruột rắn, làm thật tỉ mỉ để mật rắn không bị vỡ.
Bước 3. Rắn sau khi mổ ruột sẽ rửa thật sạch với nước và đem phơi cho đến khi khô không còn nước bám trên thân rắn. Phần nước này nếu ngâm rượu có thể gây hỏng rượu.
Bước 4. Khi rắn đã khô sẽ tráng lại một đến 2 lần rượu để giảm bớt mùi tanh, sau đó có thể dùng các dụng cụ để tạo hình rắn đẹp hơn khi cho vào bình.
Bước 5. Xếp rắn cuốn tròn xung quanh thành bình hoặc bất cứ hình dáng nào bạn mong muốn. Từ từ đổ rượu vào bình cho đến khi rượu ngập hết rắn.
Bước 6. Đậy nắp kín bảo quản nơi sạch sẽ và mát mẻ
Bộ 5 rắn ngâm rượu tươi nên được bảo quản ít nhất từ 3 tháng trở nên mới tốt. Rượu để càng lâu càng bổ. Người từ 30 tuổi trở nên mới nên dùng rượu rắn. Sau khi uống hết nước đầu sẽ thêm tiếp lần 2,3. Lần sau chỉ cần rượu 35 đến 40 độ ngâm khoảng 20 đến 30 ngày là sử dụng được.
Lưu ý. Trong quá trình chế biến rắn phải hết sức cẩn thận những loài rắn độc chỉ cần dính một chút độc tố thôi cũng đổ để gây nguy hiểm.
Phần tiết và mật rắn lấy được trong quá trình sơ chế có thể cho vào ngâm rượu cùng, hoặc pha trực tiếp với rượu sử dụng luôn sẽ tốt hơn.
Bộ 5 rắn ngâm rượu khô
Bước 1. Sơ chế rắn giống cách ngâm rượu tươi. Nhưng ở cách ngâm khô sẽ bỏ phần đầu và hai túi nọc độc.
Bước 2. Rắn sau khi rửa qua với rượu sẽ chặt thành từng khúc 5-7cm. Tẩm thêm dịch gừng tươi để cho se. Nướng rắn trên bếp than bằng vỉ nướng cho đến khi có mùi thơm và màu vàng. (Nếu sấy trong tủ nên để ở nhiệt độ 70 độ cho đến khi khô)
Bước 3. Cho rắn đã nướng hoặc sấy khô vào bình rồi đổ rượu ngập rắn. Đậy nắp kín và bảo quản ở nơi thoáng mát.
Rắn sau khi khô có thể giã thành bột cho vào túi lọc ngâm rượu cũng được. Với bộ 5 ngâm rượu rắn khô không cần ngâm quá lâu khoảng 1 tháng là dùng được. Những lần sau khoảng 20 đến 15 ngày.
Cách ngâm này thích hợp cho ngâm sử dụng trong gia đình và không cầu kỳ về hình thức. Người muốn ngâm và sử dụng luôn.
Thông thường khi ngâm rượu để nguyên rắn như 2 cách trên là được, nhưng nếu kết hợp cùng với các vị thuốc làm như sau.
Các vị thuốc đã chuẩn bị trước đó sẽ tiến hành ngâm riêng 1 phần vị thuốc đã chuẩn bị ngâm cùng 5-8 lít rượu trắng.
Sau khi cả 2 loại rượu này được sẽ tiến hành pha chế theo tỷ lệ 1:1 hoặc 1:2 (1 phần rượu rắn hoặc 1 đến 2 phần rượu thuốc). Chiết rót sang một bình khác chứ không pha trực tiếp trong bình đang ngâm.
Vừa pha vừa khuấy đều hỗ hợp để tránh kết tủa, có thể thêm đường trắng. Rượu rắn thành phần có màu nâu thẫm, mùi thơm, vị đậm và hơi ngọt.
Những công dụng của rượu rắn với sức khỏe
Bộ 5 rắn ngâm rượu không chỉ mang tính thẩm mỹ cao, được nhiều người “trong nghề” rất ưa chuộng thì rượu rắn còn rất nhiều sức khỏe. Điển hình như:
- Hỗ trợ điều trị chân tay tê mỏi, mạnh gân cốt
- Hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp
- Hỗ trợ điều trị đau thần kinh tọa và bán thân bất toại
- Tăng cường sinh lý cho nam giới
- Bồi bổ tăng cường cho sức khỏe
Rượu rắn dù tốt nhưng phải biết cách dùng mới mang lại hiệu quả, tuyệt đối không được làm dụng.
- Mỗi ngày chỉ nên uống 30ml uống trước khi đi ngủ, không uống khi đói, không uống quá nhiều.
Những cách sử dụng khác của loài rắn – bò sát này
Ngoài cách ngâm rượu giống bộ 5 rắn ngâm rượu kể trên các bộ phận khác của con rắn có rất nhiều công dụng.
Huyết rắn. Thường được pha cùng rượu để uống dùng để chữa đau lưng mỏi gối, tăng cường sinh lực, bổ gân cốt, chữa yếu sinh lý.
Mật rắn. Mật rắn ngọt, cay không có vị đắng, có thể dùng để ngâm rượu hoặc phơi âm can cho khô kiệt. Có tác dụng giảm đau, hạ sốt, giảm đau tiêu đờm , đặc biệt tốt khi dùng để trị hen suyễn cho trẻ em.
Da rắn. Da rắn có chứa rất nhiều thành phần như kẽm oxide, titan oxide. Là bài thuốc để trị chứng co giật ở trẻ, trị lở ngứa, lở loét, trĩ rò, mắt màng nội chướng. Sao cháy có thể dùng để chữa mụn đinh (đinh nhọt)…
Mỡ rắn. Hỗ trợ điều trị các trường hợp nứt nẻ da chân, làm chóng lên da non, có tác dụng sinh cơ, bài độc hiệu quả hơn khi kết hợp với nhiều vị thuốc bổ khác.
Thịt rắn. Thịt rắc chứa nhiều vitamin và khoáng chất có vị ngọt tính ấm. Có thể trừ phong thấp, thoái hóa khớp, bệnh chàm…
Nói chung rắn có nhiều cách sử dụng. Nếu không dùng bộ 5 rắn ngâm rượu, có thể điều chế thành những bài thuốc sử dụng hằng ngày vô cùng tốt cho sức khỏe.
Các bước xơ cứu khi bị rắn độc cắn
2 trong bộ 5 rắn ngâm rượu là rắn độc thậm chí cực độc, khả năng sát thương của nó rất cao. Không chỉ trong quá trình sơ chế rắn mà ngay cả trong cuộc sống hằng ngày khi chẳng may bị rắn độc cắn phải xử lý như thế nào?
Những bước xử lý ban đầu rất quan trọng, nếu không làm đúng rất dễ nguy hiểm đến tính mạng. Việc đầu tiên cần làm khi bị rắn độc cắn là phân biệt loại rắn cắn có độc hay không, trong trường hợp con rắn đã chạy mất thì nên để ý vết cắn.
- Rắn thường. Vết cắn thường có hình vòng cung, để lại răng trên vết cắn, dấu răng đều nhau. Phản ứng tại chỗ bị cắn nhẹ, toàn thân gần như không có phản ứng.
- Rắn độc. Vết cắn có hình chữ V, hoặc hình chấm than song song, thường có 2 dấu răng trên vết cắn. Chỗ vết cắn có thể bị chảy máy. Lúc này nạn nhân xuất hiện các triệu chứng như mờ mắt, sụp mi, miệng há không được, sưng nề, nuốt khó, tăng tiết đàm và có thể nôn ra máu…
Sau khi đã xác định là rắn độc trước tiến phải trấn tĩnh tinh thần của nạn nhân tránh lo lắng quá và thực hiện theo các bước sau.
Bước 1. Để nạn nhân nằm yên một chỗ, không cử động để hạn chế máu chảy và truyền nọc độc đến tim nhanh hơn.
Bước 2. Cố định chân tay nhưng không được gián đoạn sự lưu thông máu. Điều chỉnh tư thế nằm sao cho vết cắn thấp hơn tim.
Bước 3. Nới nỏng quần áo mặc trên người nạn nhân, loại bỏ trang sức, vòng ở nơi gần vết cắn.
Bước 4. Làm sạch vết thương bằng xà phòng và nước muối sinh lý, dùng miếng gạc khô và sạch để băng vết thương.
Bước 5. Đưa bệnh nhân đến bệnh viện gần nhất để được cấp cứu kịp thời. Trong trường hợp bắt được rắn nên mang cả con rắn đó theo.
Trong trường hợp thấy hơi thở của nạn nhân yếu dần và môi bắt đầu tím thì tiến hành hô hấp nhân tạo. Tóm lại, rắn là một loài hết sức nguy hiểm khi đối mặt với nó phải thật bình tĩnh để tìm ra hướng xử lý an toàn nhất.
Trên đây là cách sử dụng bộ 5 rắn ngâm rượu phổ biến nhất, cùng một số thông tin về các loài rắn quen thuộc. Hi vọng sẽ mang lại hữu ích và đừng quên chia sẻ thành thành quả của mình cùng với ngamruoutaybac.com nhé.
Xem thêm
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.