Bạn muốn ngâm rượu sâm cau nhưng chưa biết thực hiện thế nào để rượu có chất lượng tốt? Hãy cùng tìm hiểu về 1001 câu hỏi xoay quanh cách ngâm rượu sâm cau dưới đây. Những câu hỏi này và đáp án tương ứng sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về cách ngâm, cách sử dụng rượu sâm cau.
Sâm cau là gì?
Sâm cau là vị thuốc thường xuyên được sử dụng để ngâm rượu, làm thuốc. Trong dân gian, vị thuốc dùng để ngâm rượu sâm cau này còn có nhiều tên gọi khác nhau như: ngải cau, tiên mao, cồ nốc, cồ nốc lan, nam sáng ton, soọng ca, thài léng…. Cây có tên khoa học là Curculigo Orchioides, thuộc giống họ Hypoxidaceae.
Đặc điểm
Về đặc điểm, sâm cau là cây thân thảo thuộc nhóm cây sống lâu năm. Cây có thể thao từ 20 đến 30cm, thậm chí là cao hơn. Lá cây mọc tụ thành cụm từ rễ cây, xếp nếp giống như lá cau với hình mũi mác dẹp. Đây cũng là lý do vì sao cây được gọi là cây sâm cau.
Mỗi phiến lá sâm cau thường dài từ 20 đến 30cm, rộng từ 2,5 đến 30cm. Góc vuông, đầu nhọn, bẹ lá to và dài. Hai mặt lá gần như cùng màu với vân song song hiện rõ. Hoa của cây sâm cau mọc thành cụm gồm từ 3 đến 5 bông. Hoa màu vàng, mỗi cụm hoa đều mọc trên một cán ngắn ở kẽ lá. Quả là dạng quả nang, thuôn dài, kích thước từ 1,2 đến 1,5cm. Mỗi quả có từ 1 đến 4 hạt. Cây sâm cau ra quả là từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm.
Đặc biệt, ở cây sâm cau phần được chú ý nhiều nhất là phần thân rễ của cây. Đây cũng là phần thường xuyên được dùng để làm thuốc. Về đặc điểm thì thân rễ của cây sâm cau thường có hình trụ dài, mọc thẳng, thót lại ở hai đầu. Trên thân rễ có nhiều rễ phụ có hình dạng giống với thân rễ chính. Tùy và giống cây sâm cau mà màu thân rễ có sự thay đổi nhất định.
Trong đó, loại sâm cau có thân rễ màu đỏ và loại màu đen thường được dùng làm thuốc hoặc để ngâm rượu sâm cau. Còn loại màu trắng quý hiếm hơn. Nó cũng tốt cho sức khỏe hơn. Cụ thể:
Rễ sâm cau đỏ
Người ngâm rượu sâm cau thường xuyên dùng rễ sâm cau đỏ. Loại sâm cau này không chỉ tốt cho sức khỏe mà còn có màu đỏ nổi bật, giúp bình rượu sâm cau thêm đẹp mắt. Về tên gọi thì sâm cau đỏ còn được gọi bằng một số tên khác như cây phất dũ hay cây bồng bồng. Rễ cây sâm cau đỏ mọc thành từng chùm, bên ngoài có lớp vỏ màu đỏ nổi bật. Khi về già, rễ cây sẽ chuyển dần sang màu trắng.
Rễ sâm cau đen
Sâm cau đen cũng được nhiều người sử dụng vì có dược tính cao và tác dụng nhanh. Nó còn được gọi bằng tên gọi khác là cây tiên mao. Trong tự nhiên, cây tiên mao thường mọc đơn lẻ chứ không mọc thành chùm. Để ngâm rượu sâm cau hoặc dùng trong các bài thuốc bổ thận, tráng dương ,tăng cường sinh lực ở nam giới thì bạn cần chọn được loại sâm cau đen có tuổi đời từ 4 năm trở lên.
Rễ sâm cau trắng
Rễ sâm cau trắng không được sử dụng phổ biến như sâm cau đỏ hay sâm cau đen. Nhưng nó lại được đánh giá cao hơn cả vì nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Loại thảo dược quý hiếm này có một chút độc ở vỏ với vị cay ngọt, tính ấm. Do đó, nó thường được sử dụng trong các bài thuốc bổ thận, ôn trung, mạnh gân cốt, điều hòa tiêu tán, tăng cường sinh lý.
Thậm chí, các nghiên cứu khoa học về sâm cau trắng còn chỉ ra trong cây có chứa hoạt chất Curculiginis A giúp bổ sung nội tiết tố ở nam giới một cách hiệu quả.
Khu vực phân bố
Sâm cau là thực vật bản địa của nước ta. Vì vậy, bạn hoàn toàn có cơ hội tìm được sâm cau trong tự nhiên. Để tìm được cây sâm cau, bạn cần biết một số đặc điểm phân bố chính của loại cây này. Theo đó, sâm cau là loại cây ưa ẩm, ưa sáng. Nó có thể chịu bóng tốt. Do đó, nó thường mọc ở khu vực đất màu mỡ trong thung lũng, chân núi đá vôi hoặc ven nương rẫy.
Ở Việt Nam, sâm cau mọc rải rác ở các tỉnh miền núi, từ vùng Lai Châu, Cao Bằng, Tuyên Quang đến Sơn La, Hòa Bình và nhiều tỉnh thành khác. Nó cũng mọc ở các tỉnh phía Nam Trung Quốc, Lào và một vài quốc gia khác ở Đông Nam Á. Cây sinh trưởng tốt nhất trong mùa mưa.
Đây cũng là thời gian phần thân rễ của cây sâm cau phát triển mạnh nhất. Cũng trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 7 hàng năm, cây sẽ ra hoa, kết quả. Khi già, quả tự mở để hạt phát tán ra xung quanh và hình thành các cây sâm cau mới.
Sâm cau và rượu sâm cau có tốt cho sức khỏe không?
Nhiều người đang truyền tai nhau rằng rượu sâm cau rất tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với nam giới trung niên, những người bị suy giảm sức khỏe sinh lý. Tuy nhiên, sâm cau và rượu sâm cau tốt như thế nào; đối tượng nào nên ngâm rượu sâm cau và sử dụng hàng ngày thì không phải ai cũng biết rõ.
Vì vậy, trước khi đi sâu vào cách ngâm rượu sâm cau tốt, phát huy tối đa công dụng, chúng ta sẽ cùng điểm qua một số công dụng tuyệt vời của sâm cau với sức khỏe người dùng. Theo đó, các nghiên cứu khoa học và thực tế sử dụng đã chứng minh rằng sâm cau, các bài thuốc từ sâm cau và rượu sâm cau giúp:
Tăng cường sinh lý nam
Sâm cau phòng và hỗ trợ điều trị các bệnh về sinh lý nam như: tinh lạnh, liệt dương, xuất tinh sớm. Vị thuốc này còn giúp người dùng tăng ham muốn, kéo dài thời gian “yêu”, tăng số lượng và chất lượng tinh trùng. Vì vậy, dùng rượu sâm cau là cách để hỗ trợ điều trị vô sinh, hiếm muộn hiệu quả. Đặc biệt với nam giới tinh trùng loãng, tinh trùng yếu.
Bồi bổ cho cơ thể, tăng cường miễn dịch
Sâm cau và rượu sâm cau giúp tăng khả năng thích nghi của cơ thể, kích thích hệ miễn dịch để chống viêm, chống co thắt. Vị thuốc này cũng có khả năng an thần, tăng chất lượng giấc ngủ.
Ở người già, sâm cau có thể hỗ trợ điều trị chứng lạnh dạ, kén ăn, tê thấp, đái són, lưng gối vận động khó khăn. Nó cũng được dùng làm thuốc bổ để điều trị suy nhược cơ thể, giảm đau lưng, viêm khớp, thậm chí là viêm thận mãn tính.
Phòng và hỗ trợ điều trị nhiều chứng bệnh khác
Rễ sâm cau có khả năng kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, nó còn được giã nát để chữa lở loét và nhiều chứng bệnh ngoài da. Bạn có thể kết hợp sâm cau với một số vị thuốc khác để chữa hen, lợi tiểu, trị tiêu chảy, hỗ trợ điều trị loét dạ dày tá tràng, trĩ, lậu, bạch đới, sốt xuất huyết, vàng da.
Vị thuốc này cũng được dùng trong các bài thuốc để hạ đường huyết, hạ huyết áp, điều kinh giảm đau bụng kinh ở những phụ nữ kinh nguyệt không đều.
Như vậy, có thể thấy sâm cau được dùng cho cả nam giới và nữ giới, thậm chí là cả người cao tuổi. Nó không chỉ có khả năng bổ thận, tráng dương mà còn là một vị thuốc bổ giúp điều trị suy nhược cơ thể rất tốt. Tuy nhiên, việc dùng sâm cau liều cao, dùng kéo dài có thể gây tinh hao, kiệt sức. Vì vậy, những người cơ thể hơi yếu không nên sử dụng. Hoặc nếu sử dụng thì cần kiểm soát liều lượng chặt chẽ.
Ngâm rượu sâm cau có khó không?
Sâm cau được dùng trong nhiều bài thuốc hỗ trợ điều trị bệnh. Tuy nhiên, cuộc sống hiện đại khiến con người trở nên bận rộn, thiếu thốn thời gian. Không phải ai cũng có đủ thời gian, công sức và sự kiên nhẫn để sắc thuốc dùng trong thời gian dài.
Vì vậy, thay vì dùng sâm cau trong các bài thuốc, nhiều người đang chọn phương án ngâm rượu sâm cau để hưởng hết những lợi ích mà loại dược liệu này đem lại. Nhưng có bao nhiêu cách để ngâm rượu sâm cau? 1 kg sâm tươi ngâm được bao nhiêu lít rượu? Chỉ khi làm rõ những vấn đề này, bạn mới tìm ra cách ngâm rượu sâm cau tốt nhất, phù hợp với bạn nhất.
Theo đó, theo chia sẻ của những người thường xuyên ngâm rượu sâm cau để sử dụng thì hiện có rất nhiều cách ngâm rượu sâm cau khác nhau. Có thể chia thành hai cách chính là ngâm rượu sâm cau độc vị và ngâm kết hợp với các vị thuốc khác. Trong ngâm rượu sâm cau độc vị lại có ngâm rượu sâm cau tươi và ngâm rượu sâm cau khô. Tùy vào nguyên liệu được chọn để ngâm rượu sâm cau, bạn sẽ cần chuẩn bị số rượu tương ứng khác nhau.
Dưới đây là thông tin chi tiết về các cách ngâm rượu sâm cau và lượng rượu tương ứng cần chuẩn bị. Cụ thể:
Hướng dẫn ngâm rượu sâm cau tươi
Sâm cau là thực vật sống quanh năm. Thậm chí, loại sâm cau rễ đen càng lâu năm tuổi lại càng tốt. Vì vậy, bạn có thể thu hái rễ sâm cau để làm thuốc quanh năm. Trong đó, thời gian thu hái tốt nhất là từ tháng 9 đến tháng 12 hàng năm. Đây là thời điểm rễ sâm cau chứa dược tính mạnh nhất.
Khi thu hoạch, bạn chỉ cần cắt bỏ rễ nhỏ, rửa sạch bụi bẩn, đất cát là có thể chuẩn bị ngâm rượu sâm cau tươi ngay. Dưới đây là các bước chính để ngâm rượu sâm cau tươi:
- Dù chọn ngâm rượu bằng sâm cau đỏ hay sâm cau rễ đen, bạn cũng cần tiến hành bước khử độc. Bước này tương đối đơn giản. Bạn có thể ngâm sâm cau tươi với nước vo gạo khoảng 3 lần. Lần 1 và lần 2 chỉ cần ngâm tầm 30 phút đến 1 tiếng. Lần cuối ngâm qua đêm để khử hết độc tố.
- Rửa sạch với nước lã. Rửa tiếp một lần nữa bằng rượu (dùng chính loại rượu ngâm rượu sâm cau) để đảm bảo bình rượu được thơm ngon.
- Xếp tất cả sâm cau tươi đã chuẩn bị vào bình theo tỉ lệ 1kg sâm cau tươi với 3 lít rượu. Đậy kín nắp rượu trong khoảng 10 ngày là có thể bắt đầu sử dụng.
Lưu ý: Để ngâm rượu sâm cau tươi, tốt nhất bạn nên chọn loại rượu mạnh, nồng độ cồn cao. Vì sâm tươi có nhiều nước. Nếu bạn ngâm bằng rượu nhẹ thì rượu sẽ loãng, dễ bị hỏng.
Cách ngâm rượu sâm cau đỏ khô
Người ngâm rượu sâm cau tươi thường ngâm cả củ. Dù đó là sâm cau tươi đỏ hay sâm cau tươi đen. Nhưng với người ngâm rượu sâm cau khô thì bạn cần thái lát, phơi khô rồi mới tiến hành ngâm. Dưới đây là cách ngâm rượu sâm cau đỏ khô. Cách này có thể áp dụng cho các loại sâm cau khô khác. Cụ thể:
- Sâm cau tươi đào từ rừng hoặc được mua về phải rửa sạch, ngâm qua nước vo gạo như trong hướng dẫn ngâm rượu sâm cau tươi để khử độc. Sau đó, để ráo nước, thái thành miếng mỏng để phơi cho thật khô hoặc cắt miếng rồi sấy khô.
- Đến khi sâm cau khô, bạn có thể cho vào chảo lớn, thêm rượu và mật ong theo tỉ lệ 1kg sâm khô với 4 lít rượu vào 200ml mật ong. Sao vàng cho dậy mùi thơm rồi hạ thổ. Quá trình sao vàng hạ thổ sẽ giúp tăng dược tính cho rượu sâm cau, giúp rượu dậy mùi hương, tốt cho sức khỏe.
- Cuối cùng cho 1kg sâm cau khô đã sao vàng vào bình. Thêm từ 5 đến 7 lít rượu ngon (loại rượu 45 đến 50 độ) ngâm khoảng 100 ngày là có thể sử dụng.
Cách ngâm rượu sâm cau với ba kích
Như đã chia sẻ ở trên, rượu sâm cau có rất nhiều công dụng tuyệt vời cho sức khỏe. Hơn nữa, cách ngâm và sử dụng rượu sâm cau cũng đơn giản, phù hợp với nhiều đối tượng. Tuy nhiên, các lương y am hiểu về việc ngâm rượu thuốc cho biết, ngoài phương án ngâm rượu sâm cau độc vị, người muốn dùng loại rượu này có thể kết hợp sâm cau với các vị thuốc khác để gia tăng công dụng.
Cụ thể, bạn có thể áp dụng cách ngâm rượu sâm cau với ba kích. Loại rượu này rất tốt cho nam giới. Vì cả sâm cau và ba kích đều là vị thuốc có khả năng bổ thận, tráng dương, tăng cường sinh lực. Về tỉ lệ, người muốn ngâm rượu sâm cau cần chuẩn bị 1kg sâm cau khô; 0,5kg ba kích khô. Có thể chuẩn bị thêm 0,5kg dâm dương hoắc; 200 ml mật ong rừng. Cho tất cả vào bình thủy tinh, thêm 5 lít rượu trắng loại ngon. Ngâm từ 1 tháng trở lên là có thể bắt đầu sử dụng.
Cách làm rượu sâm cau ngâm với đinh lăng
Đinh lăng là một thực vật “đa tài đa nghệ”. Vì lá đinh lăng được dùng như một loại rau sống. Thân và củ đinh lăng được dùng trong nhiều bài thuốc phòng và hỗ trợ điều trị bệnh. Đặc biệt, nó thường được dùng làm thuốc bổ, giúp người dùng tăng cân. Nó cũng có khả năng an thần, nâng cao chất lượng giấc ngủ. Củ đinh lăng còn hỗ trợ điều trị mỏi mệt, biếng vận động, sốt lâu ngày, nhức đầu, ho, tức ngực, nước tiểu vàng, viêm gan mãn tính….
Đặc biệt, các hợp chất hữu ích trong đinh lăng có tác dụng tích cực đến nội tiết trong cơ thể (tương tự estrogen nội sinh). Vì vậy, nam giới có thể ngâm sâm cau với đinh lăng để tăng cường hiệu quả của rượu thuốc. Rượu sâm cau đinh lăng lại rất thơm ngọt, được nhiều người yêu thích.
Để làm rượu sâm cau ngâm với đinh lăng, bạn nên chọn loại sâm cau nếp kết hợp với củ đinh lăng lá nhỏ. Nếu ngâm bằng sâm cau tươi, bạn nên cho củ đinh lăng tươi. Còn nếu ngâm bằng sâm cau khô, bạn nên chọn củ đinh lăng khô.
Về tỷ lệ, bạn có thể kết hợp 2 vị thuốc này theo tỉ lệ 50/50 hoặc 70/30. Về lượng rượu ngâm, bạn có thể áp dụng tỉ lệ 1/3 với củ tươi và 1/4 hoặc 1/5 với củ khô. Ngâm từ 1 tháng trở lên để sử dụng.
Cách ngâm rượu sâm cau với bìm bịp và tắc kè
Nam giới muốn tăng cường sinh lý có thể ngâm rượu sâm cau với bìm bịp, tắc kè. Đây đều là những vị thuốc có khả năng bổ thận, tráng dương rất tốt. Về thành phần, người chọn ngâm rượu sâm cau với bìm bịp, tắc kè chỉ cần chuẩn bị: 50g sâm cau rừng phơi khô sao vàng; 1 con bìm bịp; 2 – 3 con tắc kè núi.
Làm sạch các nguyên liệu, cho vào bình thủy tinh, ngâm cùng 1,5 lít rượu nếp quê. Ngâm trong vòng 100 ngày là có thể bắt đầu sử dụng. Nhưng rượu sâm cau ngâm với bìm bịp, tắc kè càng lâu càng tốt cho sức khỏe. Hơn nữa, khi ngâm bằng các vị thuốc có nguồn gốc từ động vật như bìm bịp, tắc kè, bạn nên sử dụng rượu mạnh để chiết được các chất hữu ích trong thuốc, giúp rượu thuốc an toàn, tốt cho sức khỏe.
Tuyệt đối không dùng rượu quá nhẹ. Vì nếu rượu nhẹ thì các nguyên liệu dùng để ngâm rượu có thể bị hỏng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe người dùng.
Rượu sâm cau ngâm bao lâu thì uống được?
Tùy và nguyên liệu được chọn mà thời gian ngâm rượu sâm cau sẽ có sự thay đổi nhất định. Cụ thể:
- Nếu bạn chọn ngâm bằng củ tươi, chỉ cần chờ từ 10 ngày là có thể bắt đầu sử dụng.
- Nếu bạn ngâm bằng củ khô kết hợp với các vị thuốc khác thì cần chờ từ 1 tháng trở lên.
- Trường hợp bạn chọn ngâm bằng 100% củ sâm cau khô hoặc ngâm kết hợp với các vị thuốc có nguồn gốc từ động vật như bìm bịp, tắc kè thì nên chờ ít nhất 100 ngày.
Chỉ khi chờ đủ khoảng thời gian cần thiết, rượu sâm cau mới tốt, mới phát huy đủ các công dụng cho sức khỏe và đảm bảo an toàn cho người dùng.
Hơn nữa, những người có nhiều kinh nghiệm dùng rượu sâm cau bồi bổ cơ thể đều khuyên rằng, người ngâm rượu sâm cau nên ngâm trong thời gian dài. Có người đã ngâm những bình rượu sâm cau trong cả năm hoặc vài năm rồi mới bắt đầu uống. Vì rượu sâm cau ngâm càng lâu càng có hương thơm đậm đà và tốt cho sức khỏe.
Nhưng nếu muốn ngâm rượu sâm cau trong thời gian dài, bạn cần thực hiện công tác sơ chế, ngâm rượu và bảo quản rượu thật tốt. Nên đậy kín bình rượu, đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát hoặc trong hầm rượu. Tránh không cho bình rượu tiếp xúc với các hóa chất gây hại hoặc ánh nắng mặt trời….
Uống rượu sâm cau như thế nào cho tốt?
Sâm cau có nhiều công dụng cho sức khỏe, đặc biệt là với nam giới. Bởi ở nam giới, sâm cau giúp tăng cường sinh lực, gia tăng cảm giác hưng phấn để cuộc “yêu” thêm trọn vẹn. Tuy nhiên, việc dùng liên tục trong thời gian dài dùng với liều lượng quá lớn có thể gây nên tình trạng suy kiệt, ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng.
Đây là lý do mà người cơ thể suy yếu thường được khuyên nên hạn chế dùng. Hoặc nếu dùng thì phải kiểm soát liều lượng cực tốt. Dù là người khỏe mạnh, bạn cũng nên tuân thủ liều dùng khuyến cáo của loại rượu này. Theo đó, tốt nhất bạn chỉ nên dùng rượu sâm cau 2 lần mỗi ngày. Mỗi lần chỉ nên uống một chén nhỏ trước bữa ăn. Trường hợp uống quá nhiều, cơ thể có các biểu hiện bất thường thì nên đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được hỗ trợ.
Mua sâm cau ngâm rượu ở đâu?
Rượu sâm cau không chỉ thơm ngon mà còn vô cùng bổ dưỡng. Hơn nữa, sâm cau vốn là vị thuốc an toàn, lành tính. Một số loại sâm cau có độc ở vỏ nhưng hàm lượng độc rất thấp. Chỉ cần thực hiện đúng bước khử độc là bạn có thể yên tâm sử dụng rượu sâm cau mỗi ngày.
Tuy nhiên, để đảm bảo công dụng của rượu sâm cau, để ngâm rượu sâm cau vừa ngon vừa tốt cho sức khỏe, bạn nên tìm đến các địa chỉ bán sâm cau tươi, sâm cau khô uy tín như: Ngâm rượu Tây Bắc. Đây là địa chỉ chuyên bán các vị thuốc dùng để ngâm rượu.
Mỗi vị thuốc, mỗi loại nguyên liệu ngâm rượu mà Ngâm rượu Tây Bắc bán ra đều được kiểm soát chất lượng một cách chặt chẽ. Có nguồn gốc, xuất xứ đầy đủ, rõ ràng để khách hàng yên tâm sử dụng. Công ty còn có chương trình hỗ trợ giao hàng 24/7 cực nhanh, có hướng dẫn chuẩn xác cho quá trình ngâm rượu để bạn dễ dàng sở hữu bình rượu thuốc ưng ý.
Trên đây là các câu hỏi phổ biến nhất về ngâm rượu sâm cau. Hy vọng các thông tin xoay quanh ngâm rượu sâm cau mà Ngâm rượu Tây Bắc cung cấp sẽ giúp ích cho bạn. Để mua nguyên liệu ngâm rượu loại xịn, bạn có thể gọi ngay hotline của Ngâm rượu Tây Bắc!
Đánh giá
Chưa có đánh giá nào.